Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại điệu thuộc công ty TNHH MTV chăn nuôi hòa phát bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 43 - 44)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực hiện công tác thú y của trại

4.1.1 Vệ sinh phòng bệnh

Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại, em đã tích cực tham gia cơng tác vệ sinh cùng cán bộ kĩ sư, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

- Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng.

- Trước mỗi bữa ăn máng được cạo sạch sẽ, sau mỗi bữa ăn, lượng thức ăn thừa được loại bỏ.

- Thường xuyên phun thuốc sát trùng dung dịch Ominicide, thuốc diệt côn trùng, xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng.

- Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa lợn bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn bằng vòi áp lực, các tấm đan nhựa được xịt sạch bằng vòi áp lực và nhúng sát trùng bằng dung dịch Ominicide. Phun tường, nền chuồng, tấm đan bằng nước vôi. Tiến hành xong chuồng bằng sút và để trống chuồng tối thiểu 3 ngày. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng 2 lần toàn bộ chuồng nuôi bằng dung dịch Ominicide vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, xả vôi gầm vào thứ 4 và chủ nhật.

- Lồng úm lợn, thảm cao su, thảm vải được chải sạch, ngâm sát trùng, phơi khô trước khi đưa vào sử dụng, thực hiện sau mỗi lứa lợn.

- Rắc vơi bột tồn bộ lối đi, khu vực xung quanh chuồng trại chăn nuôi 1 lần một tuần.

- Sát trùng đặt trước cửa ra vào mỗi chuồng được thay hàng ngày, trước khi đi vào chuồng phải được nhúng ủng.

- Lợn mới nhập về được nuôi ở khu cách li, khi đảm bảo khơng có bệnh mới cho nhập đàn.

- Dụng cụ thú y: Kim tiêm, xi lanh, trước và sau khi dùng đều được rửa sạch, sát trùng bằng nước sôi và cất vào tủ thuốc di động của mỗi ô chuồng - Máy mài nanh, kìm cắt đi, panh kẹp của chuồng đẻ trong khi sử dụng luôn ngâm trong khay đựng dung dịch sát trùng. Sau khi dùng xong xả sạch bằng nước, lau khô cất vào nơi quy định.

- Do chế độ nhiệt rất quan trọng trong khâu phòng bệnh nên tùy từng đối tượng lợn mà tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Đối với lợn chờ đẻ nhiệt độ thích hợp 250C, lợn nái nuôi con là 280C. Khi nhiệt độ thay đổi phải điều chỉnh quạt và giàn mát cho hợp lý.

- Lợn con khi mới sinh ra sức đề kháng của cơ thể kém, dễ mẫn cảm với các yếu tố stress, đặc biệt khí hậu lạnh, ẩm ướt. Để đảm bảo sức khỏe cho lợn con ở mỗi lồng úm có trang bị hệ thống tấm sưởi và bóng hồng ngoại để sưởi ấm.

- Công tác vệ sinh trước khi chuyển lợn được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Tất cả những con lợn chuyển lên chuồng đẻ phải được tắm sạch. Khi đẻ, nái được lau bầu vú và âm môn bằng khăn ấm tẩm dung dịch povidone iodine 10%. Khi đẻ xong, vệ sinh bộphận sinh dục.

Nhìn chung, trại đã quan tâm tới cơng tác vệ sinh, vệ sinh và sát trùng xung quanh sạch sẽ, cống và rãnh thốt nước thải được khơi thơng định kỳ. Công tác quản lý ra vào khu chăn nuôi rất chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại điệu thuộc công ty TNHH MTV chăn nuôi hòa phát bắc giang và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)