Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (mestritis)
2.4.6. Điều trị bệnh viên tử cung
Bệnh do vi khuẩn gây ra nên cần phải xác định được vai trò của vi khuẩn gây bệnh, sự mẫn cảm của chúng với kháng sinh và hóa dược trong điều trị nhằm tiêu diệt kịp thời và triệt để vi khuẩn gây bệnh, tránh sự lây lan của chúng.
Việc điều trị bệnh cần đạt được hai mục đích: Phục hồi nguyên vẹn niêm mạc tử cung và phục hồi chức năng co bóp của tử cung.
Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ thần kinh - thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục bộvà điều trịtoàn thân (Lê Văn Năm, 1999) [12].
+ Điều trị cục bộ: Bơm rửa tử cung hàng ngày 1 - 2 lần, thụt rửa tử cung bằng các loại dung dịch nước muối 0,9%, KMnO4 0,01% hoặc Rivanol 0,1%, sau đó thụt 1 trong các loại kháng sinh sau: Penicillin, Streptomycin, Tetramycin…
+ Điều trị tồn thân: Có thể dùng một số loại kháng sinh tổng hợp như: Ampisep, Genorfcoli, Gentamycin, Lincomycin, Hanoxylin 10%, Ampicillin… kết hợp với thuốc trợ lực: Vitamin C, B - complex.
Tiêm Analgin (giảm sốt 2 - 3 ống/ngày). Tiêm kháng sinh:
- Cách 1: Tiêm Tetramycine, tiêm bắp liều 10 - 15 mg/kg, tiêm liên tục từ 3 - 4 ngày, kết hợp Septotryl tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 1ml/10 - 15 kg TT/ngày liên tục từ 3 - 4 ngày.
- Cách 2: Dùng Tylan + Polysul tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 1ml/5 - 10 kgTT/ngày liên tục 3 - 4 ngày.
Tiêm thuốc giảm viêm: Dectancyl, Hydrocortizone,… Nếu tiêm Hydrocortisone thì tiêm bắp 1 ml/kgTT/ngày liên tục trong 3 ngày.
Tiêm thuốc trợ sức: vitamin C; B1; B12.
Tiêm thuốc tạo sữa: Thyroxineo ngày 1 - 2 ống liên tục trong 2 - 3 ngày, chỉ dùng khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống bình thường.
Theo Phạm SỹLăng và cs (2006) [13], tiêm Oxytetracylin 30 mg/kgTT dùng liên tục trong 3 - 4 ngày: tiêm Penicillin 50.000 UI/kgTT.
Đồng thời thụt rửa âm đạo tử cung bằng Rivanol 5%, tiêm thuốc trợ sức, trợ lực (Vitamin B1; Vitamin C).