Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.5. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung
2.5.1. Trên thế giới
Viêm tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa. Ở lợn hội chứng này ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Tỉ lệ phối không đạt tăng lên ở đàn lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước sang lứa đẻ sau. Đây là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ và số lứa đẻ trên một năm của lợn nái sinh sản.
Theo Madec (1995) [11], qua kiểm tra lợn nuôi tại xứ Brơ-ta-nhơ của miền tây bắc nước Pháp, thấy 26 % lợn nái có bệnh viêm tử cung. Ngồi ra, 2% số lợn nái có bệnh tích thối hóa mơ nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine.
Theo Madec (1995) [11], viêm tử cung thường bắt đầu sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủvài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ.
Cũng theo Madec (1995) [11], tỷ lệ bệnh tích đường tiết niệu sinh dục ở đàn nái loại thải tăng theo số lứa đẻ. Khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh đẻ vào năm 1991 trên đàn lợn xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung (Madec, 1991) [10].
Theo Trekaxova A.V. (1983) [25], trong các nguyên nhân gây đẻ ít con trong một lứa đẻ, vơ sinh... của lợn nái thì các bệnh ở cơ quan sinh dục chiếm từ 5 - 15%.
Popkov (1999) [16], đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung ở lợn nái bị viêm cho thấy hiệu quả điều trị khá cao với phác đồ điều trị như sau:
+ Streptomicin: 0,25g + Penicilin: 500.000 UI
+ Dung dịch MgSO4 1%: 40 ml
Kotowski (1990) [28], cung cấp hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cho lợn nái mang thai đã phòng ngừa được stress và giảm hội chứng MMA từ 60% xuống còn 32%.
Theo Babar M.R. và cs (1993) [26], âm đạo của lợn khoẻ mạnh có chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau bao gồm gram (+), gram (-), hiếu khí và gram (+), gram (-) yếm khí. Điển hình là các vi khuẩn Streptococcus sp, Staphylococcuus sp, Enterobacteria, Corynebacterium sp, Micrococus sp. Số
lượng vi khuẩn tăng lên một cách đều đều từ phần đầu đến phần cuối của âm đạo. Khi phối giống hoặc sau khi đẻ cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này xâm nhập vào tử cung.
Theo Kemper và Gerjets (2009) [27], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu nhiệt độ > 39,40C thì điều trị dự phịng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hồn tồn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hồn toàn), lượng tế bào soma trong sữa > 107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL - 1P, IL - 6, IL - 8 và TNFa) (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: thời gian mang thai dài hơn (116 ngày), thời gian đẻ dài quá (3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều nái đẻ số lượng con nhiều hơn (11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sựtăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...
2.5.2. Tại Việt Nam
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số lượng đầu lợn tăng lên không ngừng, song song với nó là tình hình bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản. Trong khi đó, người chăn ni chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết nên năng suất chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, các cơng trình nghiên cứu về bệnh sinh sản, đặc biệt là bệnh viêm tử cung cịn rất ít, do đó tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đang ngày cànggia tăng.
Theo các cuộc điều tra về tỷ lệ mắc viêm tử cung trên lợn nái sinh sản của khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh: có khoảng 33 - 62% lợn nái mắc viêm tử cung sau khi sinh (trích dẫn bởi Nguyễn Như Pho, 2002) [17].
Nguyễn Như Pho (2002) [17], khi khảo sát tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung ở một số cơ sở chăn ni lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung từ 41 - 68%, trong đó tập trung chủ yếu là viêm niêm mạc tử cung, lợn nái mắc thể bệnh này có triệu chứng sốt nhẹ, vẫn chăm sóc con, lượng sữa ít thay đổi, lợn thường khỏi bệnh sau 2 - 3 ngày điều trị, thể viêm này ít ảnh hưởng đến năng suất lợn nái. Phần lớn lợn nái mắc thể bệnh này phải loại thải vì điều trị khơng có kết quả.
Tại khu vực phía Bắc, theo kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng của Nguyễn Văn Thanh (2003) [20], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65%. Tác giả đã thử nghiệm điều trị và nhận thấy dùng PGF2α liều 25 mg tiêm dưới da kết hợp dung dịch lugol 0,1% thụt rửa cho kết quả cao.
Theo Tạp chí Chăn ni Việt Nam (2018) [23], nghiên cứu trên 2192
lợn nái lai F1(LxY) trên địa bàn 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm Hưng
Yên,Vĩnh Phúc và Hà Nam cho thấy rằng tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ trung bình là 28,92%. Một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm tử cung của lợn nái ngoại sau đẻ bao gồm lứa đẻ, mùa vụ, hiện tượng thai chết lưu, can thiệp bằng tay trong quá trình đẻ, số con sinh ra/lứa, thời gian đẻ và thời gian thích nghi của lợn nái ngoại.
Lợn nái sau khi đẻ được quan sát, theo dõi hàng ngày và chẩn đoán viêm tử cung dựa vào các triệu chứng lâm sàng điển hình bởi các kỹ thuật quản lý trại. Lợn nái được kết luận là viêm tử cung khi có dịch mủ chảy ra ngồi từ âm hộ, dịch mủ có thể có các màu: trắng, hồng, nâu, xanh khơng có mùi hoặc có mùi tanh, hơi thậm chí dịch mủ có mùi thối khắm. Ngồi ra, còn dựa thêm vào các triệu chứng khác như: sốt, giảm tiết sữa và giảm lượng thức ăn thu nhận.
Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại 3 tỉnh thuộc đồng bằng sơng Hồng là khá cao với trung bình là 28,92%, trong đó cao nhất là ở Hà Nam (31,24%) và thấp nhất là ở Vĩnh Phúc (27,45%). Tuy nhiên, sự sai khác về tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung giữa 3 tỉnh là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05).
Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thanh (2003) [20], công bố vùng đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung lợn nái sau đẻ là 23,65% tại thời điểm nghiên cứu; Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [22], công bố tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái tại Tiên Du, Bắc Ninh là 39,54%.
Theo Trần Tiến Dũng (2004) [7], khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng được đẩy ra ngồi, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm.
Tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân hay cục bộ.