Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực hiện công tác thú y của trại
4.1.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh, chẩn đốn kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất, làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, điều trị đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con mắc bệnh và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm tử cung
- Nguyên nhân:
- Trong quá trình chửa, lợn nái ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, vận động ít hoặc bị mắc một số bệnh làm cơ thể lợn nái yếu dần, dẫn đến việc đẻ khó, sảy thai hay chết lưu nên phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ trợ sản làm xây sát tổn thương tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm.
- Do sàn chuồng không được vệ sinh sạch sẽ, lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ.
- Do sát nhau, nhau bị thối rữa.
- Do lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền bệnh sang lợn nái.
- Do dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn vào bộ phận sinh dục của lợn nái.
- Mặt khác, do kế phát từ một số bệnh truyền mắc như: bệnh sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn...
- Triệu chứng:
Lợn nái mắc bệnh biểu hiện qua hai thể: Thể cấp tính và thể mãn tính Thể cấp tính: Lợn bỏ ăn, sốt cao 41 - 420C trong vài ngày đầu. Âm hộ sưng tấy, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy, trắng đục hoặc nâu, mùi hơi, đơi khi có màu lờ lờ. Lợn đứng nằm bứt rứt không yên, biếng ăn.
Nếu tử cung cịn sót nhau thì ngồi mủ máu còn thấy những màng nhầy, mùi hôi thối. Nếu dịch tiết ra màu trắng đục là viêm âm hộthường, còn lượng mủ chảy nhiều hơn và có mùi hơi thối là viêm tử cung nặng.
Thể mãn tính: Khơng sốt, âm môn sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra. Dịch nhầy tiết không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh khơng đậu hoặc khi đã có thai sẽ
bị tiêu đi, vì quá trình viêm mắc từ niêm mạc âm đạo, tử cung lây sang thai của lợn.
- Điều trị:
Để hạn chế quá trình viêm lan rộng, kích thích tử cung co bóp thải hết dịch viêm ra ngồi và đề phịng hiện tượng nhiễm trùng cho cơ thể lợn mẹ, em tiến hành điều trịnhư sau:
* Phác đồ 1
+ Vetrimoxin L.A: Tiêm bắp 1ml/10kgTT
+ Ketofen 10%: Tiêm bắp 1ml/45kgTT/Ngày/lần + Oxytocin: Tiêm dưới da 1ml/con/ngày
+ Octamix A.C: Thụt rửa tử cung, pha với 10 lít dung dịch nước muối 0,9%. * Phác đồ 2
+ Lyncomycin 10%: Tiêm bắp 1ml/10kgTT/2 ngày/lần + Ketofen 10%: Tiêm bắp 1ml/45kgTT/ngày/lần. + Oxytocin: Tiêm dưới da 1ml/con/ngày
+ Octamix A.C: Thụt rửa tử cung, pha với 10 lítdung dịch nước muối 0,9%.
Bệnh tiêu chảy ở lợn con(Từ 1 -21 ngày tuổi)
-Nguyên nhân:
Bệnh tiêu chảy ở lợn rất phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là lợn con. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: do virut, vi khuẩn, độc tố thức ăn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hóa chất…
Triệu chứng:
Các nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên triệu chứng lâm sàng, tình trạng bệnh cũng như tiên lượng bệnh khác nhau. Nhưng triệu chứng chung và điển hình là thân nhiệt sốt nhẹ hoặc không sốt, con vật biếng ăn đến bỏ ăn, suy nhược, đôi khi nôn mửa. Tiêu chảy mất nhiều nước, giảm trọng lượng, cịi
cọc, lơng xù, da và niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến chết.
- Điều trị: Tùy theo nguyên nhân gây tiêu chảy mà có điều trị phác đồ khác nhau.
Phương pháp chung nhất là: Chống mất nước, cân bằng điện giải bằng thuốc điện giải, đường glucose.
-Sử dụng thuốc điều trị nhiễm khuẩn:
Với lợn con 1 - 3 ngày tuổi cho uống thuốc Octacin 1% 2ml/con Với lợn con từ 4 ngày tuổi trở lên:
+ Interflox - 100: 1ml/20kgTT. Tiêm bắp ngày/lần + Atropin: 1ml/7kgTT. Tiêm bắp, dưới da ngày/lần + Analgin: 1 - 2ml/con (với nhưng con sốt)
+ Dùng kháng sinh Octamix trộn vào thức ăn
Kết hợp dùng thuốc bổ, vitamin đểtăng sức đề kháng cho lợn.
Bệnh viêm phổi ở lợn con - Nguyên nhân:
Là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân mà trước đây chúng ta quen gọi là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương. Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh cộng phát như: Pasteurella multocida, Bordetell, Chlamidi, Streptococcus, Staphylococcus và một số siêu vi khuẩn khác. Mycoplasma thường cư trú tại amidal hoặc xâm nhập từ ngoài vào cơ thể dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có hại và sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực chui vào phế quản và phế nang, ký sinh và sinh sản ởđó gây bệnh.
- Triệu chứng:
Ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy cịm lơng xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh khơng tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.
- Điều trị:
Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồsau để điều trị:
+ Tylogenta: 0,5ml/con. Tiêm bắp ngày/lần. + Nova - Gentylo: 0,5ml/con. Tiêm bắp ngày/lần.
+ Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine (HCl): 2ml/con.
Điều trị trong 3 - 6 ngày.
Bệnh viêm khớp ở lợn con - Nguyên nhân:
Bệnh thường liên quan trước tiên đến những yếu tố gây trầy xước da lợn (do mài nanh không đúng kỹ thuật, lợn cắn nhau, nền chuồng quá nhám, khung chuồng lợn nái khơng trơn láng, sàn chuồng có những khe lớn làm lợn con bị lọt chân, lợn nái bị hội chứng MMA, lợn bị ký sinh trùng ngồi da...), sau đó các vi khuẩn như: Streptococcus, Staphylococcus, Mycoplasma, Haemophilus... có sẵn ở trên da, trên nền chuồng... Sẽ xâm nhập vào vết thương và dẫn đến tình trạng viêm khớp.
Triệu chứng:
Lợn bị sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn cịn có thể có biểu hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bịmù, điếc.
Điều trị:
Cần điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng viêm khớp. Có thể sử dụng một số loại kháng sinh:
+ Vetrimoxin L.A: 0,5ml/con. Tiêm bắp cách ngày. + Dexa - tiêm: 0,5ml/con. Tiêm bắp cách ngày. Điều trị trong 3 - 5 ngày.