Sự ổn định chính sách của một quốc gia sẽ làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư và tính năng động sáng tạo trong điều hành kinh tế của một quốc gia, hay của chính quyền một địa phương ngày nay càng có ý nghĩa đối với quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Độ rủi ro của mơi trường đầu tư có tác động đến việc chọn địa điểm đầu tư.
Bảng 1.1 ở trên ghi nhận kết quả ước lượng các yếu tố PCI có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê cho thấy ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh, điều hành kinh tế cấp tỉnh của các địa phương có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
[12] Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái, Võ Tất Thắng, Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong bối cảnh mở rộng phân cấp ở Việt Nam:
“sáng kiến” hay “ lợi bất cập hại”, 2007
Theo tính tốn, cứ một điểm tăng trong thang điểm PCI thì sẽ có có 4,3% lượng vốn tăng thêm trong các dự án FDI của năm 2006. Như vậy, điều hành kinh tế là tác nhân chủ chốt trong quyết định tăng vốn của nhà đầu tư (Edmund J. Malesky 2007)[13].
Sơ đồ : 1.1 Liên hệ chỉ số PCI và GDP bình quân đầu người Error!
Nguồn : Báo cáo nghiên cứu chính sách PCI 2007 Sơ đồ 1.1 cho thấy tại sao những địa phương có cùng đặc điểm về vị trí, về tài ngun, về cơ sở hạ tầng nhưng mức độ phát triển khác nhau, điều này chỉ có thể giải thích bằng các nhân tố chính sách (nhân tố mềm). Khoảng cách giữa đường liền nét ( giá trị dự đoán của các tỉnh có chỉ số PCI cao) và đường nét đứt (giá trị dự đoán của các tỉnh có chỉ số PCI thấp) được xem là phần thưởng từ điều hành kinh tế. Điều này cho thấy ở bất kỳ mức điều kiện truyền thống nào cho trước, các tỉnh điều hành kinh tế tốt hơn có khả năng sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và do đó đạt sự thịnh vượng kinh tế cao hơn.
Khái niệm về điều hành kinh tế có thể rất toàn diện nhưng cũng rất trừu tượng. Đối với cả nhà đầu tư nước ngoài cũng như lãnh đạo các địa phương, vấn đề quan trọng là cần phải phân tích ảnh hưởng của điều hành kinh tế theo từng chỉ số thành phần.
Hai chỉ số thành phần có quan hệ mật thiết với khả năng thu hút FDI là tính minh bạch và cơng bằng trong tiếp cận thơng tin, các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tính minh bạch là thước đo khả năng tiếp cận các chính sách và quy hoạch phát triển liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, mức độ phổ biến rộng rải và khả năng dự báo quá trình thực hiện chính sách và quy hoạch đó, cũng như hoạt động của trang web địa phương. Các doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng lợi nếu họ tiếp cận dễ dàng với các chính sách của địa phương. Thực tế cho thấy nếu tính minh bạch tăng thêm 1 điểm (10%) thì số các dự án đăng ký mới tăng tương ứng 36%. Một trong những nguồn thông tin mà nhà ĐTNN có thể tiếp cận dễ dàng nhất là các website của địa phương. Nếu xét theo định lượng thì cứ một điểm tăng thêm cho việc xây dựng các trang web địa phương thì có thể tăng tương ứng 5% số dự án mới đăng ký vào địa phương ( Edmund J. Malesky, 2007)[14
].
Chỉ số thành phần tiếp cận đất đai có trọng số thấp nhất trong thang điểm PCI do các doanh nghiệp tư nhân trong nước ít gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai. Nhưng chỉ số thành phần này lại có tương quan với quá trình thực hiện dự án FDI. Nghiên cứu của Edmund j. Malesky, nếu tăng 1 điểm trong chỉ số thành phần về tiếp cận đất đai thì sẽ kéo theo tỉ lệ vốn thực hiện tăng thêm 15%, Chỉ số thành phần về niềm tin vào hệ thống thể chế chính sách cũng có vai trị tương tự tiếp cận đất đai, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ vốn thực hiện. Dường như các doanh nghiệp FDI sẵn sàng làm phép thử bằng cách ký kết các dự án đầu tư quy mô lớn nhưng họ chỉ sẵn sàng thực hiện các dự án đó một khi các hợp đồng của họ được đảm bảo trước pháp luật.
Hai nhân tố ảnh hưởng tương đối đến việc tăng vốn đầu tư là tính năng động sáng tạo của lãnh đạo địa phương trong quá trình vận dụng các chính sách của nhà nước, đưa ra sáng kiến nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp. Doanh nghiệp FDI chắc chắn mong muốn mở rộng quy mô hoạt động nếu họ cảm thấy lãnh đạo địa phương có thái độ tích cực đối với hoạt
động kinh doanh của họ, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ họ trong quá trình giải quyết những vướng mắc về chính sách. Bên cạnh đó chính sách lao động được coi là một trong những vướng mắc kéo dài của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp rất quan tâm đến việc liệu họ có thể tuyển dụng đủ đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề hay không.Tất nhiên, các doanh nghiệp sẵn sàng tiến hành đào tạo lao động ngay tại xí nghiệp nhưng họ phải có các giải pháp tự bảo vệ trong trường hợp lao động mới được đào tạo bị các đối thủ cạnh tranh chèo kéo. Các địa phương có tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cao sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.
Có thể xem xét mối tương quan giữa các giải pháp điều hành kinh tế cấp tỉnh (PCI) với số lượng dự án FDI mới cấp phép. Trong một mơ hình thu hút FDI
được giám sát đầy đủ, nếu chỉ số năng lực cạnh tranh của một địa phương tăng 1 điểm sẽ kéo theo 3,7% tăng thêm về số dự án cấp mới (Edmund J. Malesky
2007)[15].