Về chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước: đánh giá tính cạnh tranh của các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh tây ninh (Trang 66 - 68)

e. Bưu chính, viễn thông

2.3.2.6. Về chỉ số ưu đãi doanh nghiệp nhà nước: đánh giá tính cạnh tranh của các

doanh nghiệp tư nhân do ảnh hưởng từ sự ưu đãi các DNNN và doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hố của chính quyền cấp tỉnh, thể hiện dưới dạng các ưu đãi cụ thể, phân biệt về chính sách và việc tiếp cận nguồn vốn.

Phụ lục 2.7 cho thấy chỉ số này liên quan đến môi trường cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp trong tỉnh, Tây Ninh bị đánh giá dưới mức trung bình, xếp hạng 58/64, gần như cuối bảng, đặc biệt là đánh giá của các doanh nghiệp về thái độ của tỉnh đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có 40,96% doanh nghiệp đánh giá chính quyền có thái độ tích cực với DN dân doanh. Có 28,38% doanh nghiệp cho rằng sự quan tâm của chính quyền tỉnh khơng phụ thuộc vào đóng góp của DN, điều này thể hiện sự chưa đánh giá cao DN vừa và nhỏ. Trong khi tỷ trọng nợ của DNNN trong tổng số sợ của các doanh nghiệp so với doanh thu còn rất cao (1,52), thể hiện những ưu đãi của DNNN trong việc tiếp cận các nguồn tài chính hơn DN dân doanh. Đây là căn bệnh chung của các chính quyền tỉnh trên cả nước, những tỉnh thành có nhiều doanh nghiệp thì tỷ trọng DNNN còn rất lớn với nhiều ưu đãi bất hợp lý. Trong ngắn hạn chỉ số này chưa có tác động rõ, tuy nhiên có thể khẳng định rằng trong xu thế hội nhập thì sức cạnh tranh của các DNNN được nhiều ưu đãi sẽ rất kém.

2..3.2.7. Về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Theo kết quả Phụ lục 2.8 trên, về chỉ tiêu tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh của Tây Ninh là chỉ số thành phần thấp: 4,74/10; đứng thứ 34/64 và dưới trung bình của cả nước. Có 76,92% doanh nghiệp nhận định Tỉnh triển khai tốt trong khuôn khổ quy định của Trung ương. Việc lãnh đạo tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết những khó khăn của DN thì chỉ có 56% số doanh nghiệp đồng ý và có đến 50% DN nhận định sáng kiến chủ yếu đến từ Trung ương, không phải xuất phát từ tỉnh, hay nói cách khác Tỉnh khơng dám thực hiện những gì khác quy định. Đây là chỉ số rất nhạy cảm và phần nào mang tính đánh giá những cảm nhận chủ quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cũng nên nghiêm túc xem xét lại nếu muốn cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn.

Thực tiễn hoạt động điều hành của Bình Dương rất năng động, trong khi Tây Ninh thì thường chờ đợi trung ương hoặc xem các địa phương lân cận vận dụng các chính sách mới thế nào mới từ từ thực hiện. Đơn cử, việc thực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14.03/2008 quy định về KCN, KKT có hiệu lực thì Bình Dương bắt tay vào ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL các KCN Bình Dương; Quyết định số 2380/QĐ- UBND ngày 4/8/2008 ủy quyền cho BQL KCN Bình Dương về lĩnh vực xây dựng và quản lý môi trường;… theo tinh thần Nghị định 29. Tại Tây Ninh, BQL các KCN đã trình những nội dung tương tự như Bình Dương và một số tỉnh trong vùng KTTĐPN đã thực hiện trong thời gian hơn 4 tháng, đến nay vẫn chưa được thông qua ban hành. Lý do chính là Sở tư Pháp Tây Ninh cho rằng NĐ 29 không quy định UBND tỉnh quyết định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức BQL. Với cách hiểu thụ động ấy công việc luôn bị kéo dài, chậm trể nên ln ở về phía sau các tỉnh trong khu vực ở lĩnh vực hoạch định và thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh tây ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)