Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%)
Hội chứng tiêu chảy 4239 714 16,84 617 86,41
Viêm phổi 4239 80 1,89 60 75,00
Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Về công tác điều trị lợn con ở trại, chúng tôi thấy mắc bệnh về hội chứng tiêu chảy là cao nhất (714 con), điều trị khỏi 617 con, đạt tỷ lệ là 86,41%, nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bịảnh hưởng của các yếu tốbên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng ni khơng thích hợp (lạnh q hay nóng q) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ơ úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con.
Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hơ hấp như viêm phổi, chính vì vậy làm cho một số lợn con mắc bệnh viêm phổi (80 con), điều trị khỏi 60 con, đạt tỷ lệ là 75,00%.
4.5. Kết quả thực hiện các công tác khác
* Thực hiện thao tác mài nanh, bấm tai và bấm đuôi:
-Mài nanh
Mài nanh cho lợn con ởcơ sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh. Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh. Thao tác mài nanh như sau: Bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con
vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
-Bấm số tai
Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để mài nanh. Sốtai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.
-Cắt đi
Sử dụng kìm cắt đi. Cắt ở vị trí cách gốc đi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều, sát trùng bằng cồn iod.
-Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:
Tiêm cho lợn con khi đủ 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Nhắc lại lần 2 lúc 10 ngày tuổi.
-Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 7 - 10 ngày tuổi (phụ thuộc vào sốlượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con). Dụng cụ thiến gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh. Thao tác: Đầu tiên tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh (amcoli, amistin). Sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn, để dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hồn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện hộlý trên đàn lợn nái và lợn con STT Công việc