Những quan điểm ủng hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 47)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

1.4. Quan điểm về việc hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới

1.4.2. Những quan điểm ủng hộ

Tương tự quan điểm phản đối, quan điểm ủng hộ quyền an tử xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng, được đề cập chi tiết trong nhiều bài báo và diễn đàn. Vì vậy ở phần này, người viết sẽ trình bày những quan điểm ủng hộ đối ứng với những quan điểm phản đối trên, đồng thời cũng là những quan điểm đang được sử dụng nhiều hiện nay:

- An tử không phải là sự chối bỏ giá trị cuộc sống mà ngược lại, là sự tôn trọng giá trị cuộc sống, tôn trọng nhân quyền, phẩm giá con người và vì mục đích nhân đạo. Giá trị cuộc sống chỉ có thể đạt được khi cuộc sống có chất lượng. Việc người bệnh lâm vào tình trạng bệnh lý khơng thể cứu chữa, với đau đớn dai dẳng, kéo dài và không thể chịu đựng đã giảm chất lượng cuộc sống xuống dưới mức tối thiểu. Vậy chính việc bắt buộc con người,

trong trường hợp này, tiếp tục duy trì sự sống mới là một sự phủ định giá trị cuộc sống, phủ định phẩm giá con người. Nhất là khi xem xét đến hoàn cảnh của một số nước nghèo, nền y học và cơ sở vật chất chưa phát triển thì sự chịu đựng của con người còn lớn hơn nhiều lần. Hơn nữa, con người vốn có quyền an tử. Con người là một chủ thể sinh học độc lập, có quyền kiểm sốt thân thể và cuộc sống của chính mình, có quyền tự quyết và thực hiện quyết định đó. Mọi sự hạn chế áp đặt lên quyền con người là điều không cần thiết. Tờ The Independent, tháng 03/2002, nhận xét, “Trong trường hợp khơng có người phụ thuộc gây sức ép theo cách này hay cách khác, quyền lựa chọn của cá nhân nên là tối cao. Nếu người bệnh tỉnh táo, và ý định của họ đủ sáng tỏ, thì điều này khơng cịn gì phải bàn cãi” [18].

Quyền an tử lại khơng nhằm đến mục đích nào khác ngồi nhân đạo. Những tiến bộ trong công nghệ ngày nay thường đưa đến việc con người sống lâu hơn và cũng thường chịu đau khổ vì bệnh tật trong thời gian dài hơn, và điều này đồng nghĩa với một cái chết hành hạ chậm rãi. Lúc này an tử được coi nhà những lựa chọn hợp lý nhất. Từ thế kỷ thứ 16, việc người hành nghề y thực hiện trợ tử cho những người mắc bệnh nan y đã được cho rằng không nên bị quy tội theo pháp luật hoặc đạo đức.

- An tử không phải là biện pháp tối ưu nhưng là biện pháp cuối cùng. Luật pháp không quy định bắt buộc người lâm vào trạng thái y tế khơng lối thốt phải an tử, mà chỉ mở ra một cánh cửa cho những người có nhu cầu tự nguyện đi qua. Nhiều nước và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử quy định bác sĩ có nghĩa vụ cung cấp thơng tin về các liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân và những phương án khác. Có thể thấy, người bệnh một khi đã dùng đến biện pháp an tử, có nghĩa họ khơng cịn sự lựa chọn nào khác và đây là biện pháp cuối cùng. Việc không mở cánh cửa này sẽ khiến cho con người lâm vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng, thậm chí phải sử dụng đến những biện pháp cực đoan như an tử trái pháp luật hoặc tự tử.

- An tử, về bản chất là dựa trên cơ sở tự nguyện và kết luận y khoa chính xác đã được kiểm định. Nếu có luật an tử thì tính tự nguyện cũng như tính chính xác khi xác định tình trạng y tế của người bệnh sẽ càng được đảm bảo hơn bởi được đặt trong khuôn khổ pháp luật quy định chặt chẽ. Thực tế đã chứng minh việc không thông qua luật an tử khiến cho nhiều tiêu cực lạm phát. Năm 2005 tại Hà Lan, một nghiên cứu do Tạp chí Y khoa New England cho thấy 0,4% các vụ việc an tử tại đất nước này khơng có bằng chứng rõ ràng về tính tự nguyện. Nhưng so sánh với số liệu năm 1991, thời điểm luật an tử và trợ tử của đất nước này chưa được thông qua, con số lên đến 0,8%. Hay nói cách khác, thơng qua luật an tử giúp giảm thiểu một nửa những cái chết không mong muốn. Tại Anh, năm 2012, một nghiên cứu chỉ ra rằng “có khoảng 57.000 bệnh nhân mỗi năm qua đời

mà không được biết rằng các thiết bị hỗ trợ sống của họ đã dừng” [39]. Thay vào

đó, họ bị đẩy vào hồn cảnh phải chết nhằm giảm bớt đau đớn mà không hề biết. Như vậy về cơ bản, các bác sĩ tại Anh đã và đang thực hiện an tử - mà không hề bị ràng buộc bởi bất cứ quy định pháp lý nào.

Lo ngại về việc thực hiện quyền an tử sai đối tượng cũng giống như lo ngại về việc xét xử hình sự sai người, sai tội. Như vậy, cứ có khả năng sai sót thì cần cấm đốn? Khơng phải, việc lường trước khả năng sai sót là điều cần thiết, nhưng là để đề ra các biện pháp khắc phục một khi đã đưa vào thực hiện. Pháp luật là để phục vụ số đơng, trong khi sai sót nếu có xảy ra nằm ở phạm vi đơn lẻ, nhỏ hẹp. Vì vậy nếu thấy cần thiết pháp luật vẫn cần thông qua một số chính sách, đồng thời để ra các quy định nhằm giảm thiểu đến mức tối đa sai phạm.

- An tử chỉ được thực hiện cho những người có đủ năng lực nhận thức, suy nghĩ và đưa ra quyết định. Vì vậy việc lo ngại trở ngại tâm thần sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tự quyết của người có nhu cầu là khơng có căn cứ. Khơng chỉ bác sĩ điều trị phải chứng nhận khả năng tâm lý/tâm thần của

người bệnh, mà bác sĩ tư vấn/bác sĩ thứ hai cũng có nhiệm vụ này. Trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng tâm lý/tâm thần của người bệnh, bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ tư vấn phải giới thiệu họ đến kiểm tra với một bác sĩ chuyên khoa về tâm lý/tâm thần. Thiết nghĩ, với những quy định chặt chẽ và qua nhiều bước như vậy, việc một người khơng có dấu hiệu bệnh tâm thần đưa ra quyết định và được thực hiện an tử là khó có khả năng.

- Việc hợp pháp hóa quyền an tử khơng thể làm giảm sự chú ý của xã hội đối với những người đang trong tình trạng cần được quan tâm, bởi an tử khơng nhằm mục đích chữa trị, các căn bệnh vẫn cịn đó và bên cạnh những người có nhu cầu an tử vẫn có những người có nhu cầu được chữa trị và chờ đợi vào tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Hơn nữa tiết kiệm nguồn lực về cơ sở vật chất và nhân sự dành cho việc duy trì sự sống cho những người bệnh nan y bước vào giai đoạn cuối đồng thời cũng là những người khơng cịn mong muốn tiếp tục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển các thành tựu y khoa mới, không những liệu pháp chữa trị mà còn là biện pháp ngăn ngừa từ giai đoạn sơ khai.

- Một trong những nghi ngờ lớn dẫn đến việc phản đối hợp pháp hóa an tử là việc này sẽ gây nên áp lực đối với các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có người già, người tàn tật. Đó là một lo ngại dễ hiểu và không nên xem nhẹ: Tuy nhiên, lý do này cũng khơng có cơ sở thực tế. Lấy Oregon làm ví dụ, năm 1994, Oregon trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ hợp pháp hóa trợ tử, luật có hiệu lực vào năm 1998.

Mười năm sau, số lượng các vụ trợ tử là 341 – không phải 341 vụ trong một năm mà 341 vụ trong một thập kỉ, chiếm khoảng 0,2% số lượng bệnh nhân tử vong, con số quá nhỏ gần như không đáng được nhắc đến. Năm 2007, Tạp chí Y Đức phân tích từng trường hợp bệnh nhân lựa chọn phương án này và kết quả cho thấy người nghèo, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, hoặc nhóm "dễ bị tổn thương" rất hiếm khi so với các nhóm khác [39].

Bên cạnh đó, xu hướng lập pháp hướng đến mục tiêu ngày càng minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ ở mọi vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ hạn chế tiêu cực.

- Dùng lý do kinh tế để biện hộ cho việc phản đối an tử là điều không khả thi. Bởi trong nhiều trường hợp, so với tính tốn dự đốn của bác sĩ, việc bệnh nhân ra đi theo phương pháp này chỉ diễn ra trước thời điểm tự nhiên một vài tháng, thậm chí một vài ngày. Và trên thực tế, có người lựa chọn thực hiện an tử ở những quốc gia khác, nơi đã hợp pháp hóa quyền này, khiến cho chi phí cho việc thực hiện khơng hề nhỏ, nhưng an tử đáp ứng được nguyện vọng ra đi nhẹ nhàng trong vòng tay người thân của họ nên họ chấp nhận. Quyền an tử cũng sẽ khơng bao giờ trở thành một loại nghĩa vụ vì mục đích kinh tế khi được quy định phải gắn liền với trạng thái đau khổ về thể chất hoặc tinh thần được chứng thực của người bệnh

- Tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội và pháp luật – với vai trị là cơng cụ điều chỉnh mọi mối quan hệ trong xã hội – luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi chủ thể. Tuy nhiên, để tơn giáo có những ảnh hưởng mạnh đến hoạt động lập pháp là điều không nên, nhất là khi cơ sở của những lý luận này mang tính chất siêu hình, khơng có căn cứ khoa học thực tế.

Ngoài ra, một trong những lý do khiến an tử được ủng hộ là việc thực tế đã chứng minh hợp pháp hóa quyền an tử sẽ khơng đưa đến hiện tượng chiều hướng kiểm soát thất bại (slippery slope). Tại Hà Lan, mỗi năm có khoảng 3.000 người được thực hiện an tử. Con số nghe có vẻ nhiều, nhưng thực ra chỉ chiếm 1,7% các trường hợp tử vong. Và không phải trường hợp nào cũng được chấp nhận. Khác xa lo ngại về việc biến cái chết trở nên dễ dàng và rẻ mạt, hệ thống an tử của Hà Lan khiến cho quá trình an tử trở nên phức tạp và yêu cầu nghiêm ngặt. “Khoảng 2/3 số bệnh nhân có nguyện vọng bị từ chối” [39].

Chương 2

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 47)