Xu hướng hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 66)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

2.2. Thực tiễn và pháp luật về quyền an tử ở một số quốc gia

2.2.3. Xu hướng hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới

Nhìn vào bản đồ thế giới về vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử có thể thấy số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa và chưa hợp pháp hóa chính thức nhưng có cách nhìn nhận khoan dung đối với vấn đề này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 5% số lượng quốc gia trên thế giới, và tập

trung hầu hết tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc. Phong trào ủng hộ quyền an tử tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và khu vực Trung Đông diễn ra khơng mạnh mẽ, mặc dù có một số ngoại lệ trong xu hướng này.

Với việc đã có một số nước tại châu Âu đã hợp pháp hóa hồn tồn quyền an tử, câu hỏi đặt ra cho lục địa này lúc này, không phải là triển vọng hợp pháp hóa của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, mà khả năng hợp pháp hóa quyền trên toàn liên minh. Liên minh châu Âu là kết quả của sự cố gắng không ngừng nghỉ nhằm thiết lập một châu Âu thống nhất, không biên giới. Mặc dù liên minh này được hình thành chủ yếu bởi một loạt các hiệp ước kinh tế, sự liên kết còn được mở rộng sang các lĩnh vực như chính trị, văn hóa và thậm chí cả những lĩnh vực mà các nước thành viên không ngờ tới, như chăm sóc sức khỏe. Chính sách sức khỏe rất phức tạp, là sự kết hợp giữa chính sách kinh tế, quyền con người, pháp luật hình sự, giấy phép hành nghề và nhiều lĩnh vực khác trong một khái niệm. Hơn thế, chế độ văn hóa giữa các vùng lành thổ rất khác biệt, thậm chí vai trị của bác sĩ và bệnh nhân thay đổi từ nước này qua nước khác. Vì vậy bất kì yếu tố kiến trúc thượng tầng nào có khả năng làm thay đổi đáng kể chức năng hệ thống chăm sóc sức khỏe của bất kì nước thành viên nào cũng làm dấy lên tranh cãi lớn trên tồn liên minh, trong đó có vấn đề quyền an tử. Đây là một vấn đề dễ gây chia rẽ, và việc này khơng có gì đáng ngạc nhiên, bởi ngay trong nội bộ mỗi quốc gia vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử hay khơng đã gây nhiều tranh cãi. Quyền an tử có thể coi là một cơ hội để khám phá về tính thống nhất của liên minh châu Âu, bởi những vẫn đề xung quanh nó phản ánh các nguyên tắc có tính chất đường lối của mỗi quốc gia.

Sự phát triển của nhân quyền ở liên minh châu Âu diễn ra theo con đường giống như tại Vương quốc Anh và Hà Lan, người dân hình thành nên khái niệm quyền và bắt đầu gây sức ép lên các cơ quan để hợp pháp hóa các

thay đổi. Tuy nhiên các thay đổi này chậm hơn quan điểm phổ biến rất nhiều. Quan sát sự chia rẽ trong nội bộ liên minh châu Âu cho thấy khả năng công nhận quyền an tử trên tồn bộ khu vực khơng nằm ở tương lai gần.

Mặc dù các nước có thể đưa ra dự luật và đợi cơng chúng tiếp nhận, như trong trường hợp của Hy Lạp, nhưng điều này có vẻ bất khả thi khi tính đến những yếu tố khác gây sức ép nặng nề lên vấn đề quyền an tử. Hơn nữa, do hạn chế của Hiến chương về quyền của liên minh châu Âu, việc quyền an tử sẽ được đệ trình lên Tịa án Cơng lý liên minh châu Âu sẽ rất khó khăn. Thay vào đó, quyền an tử sẽ là vấn đề được đặt ra cho Nghị viện châu Âu, như hiện nay vẫn vậy. Và sẽ trở thành một câu hỏi chờ đợi câu trả lời, như trường hợp Vương quốc Anh.

Một trong những yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng hợp pháp hóa quyền an tử tại các nước châu Âu là tơn giáo. Rõ ràng, châu Âu có nền tảng Thiên chúa giáo vững chắc với số lượng người theo đạo đông đảo. Liên minh châu Âu tôn trọng ý kiến của các tổ chức tơn giáo, và khó có thể tưởng tượng việc các tổ chức thông qua luật hợp pháp hóa quyền an tử trên tồn châu Âu, bởi nó sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nếu khơng muốn nói là tất cả các nhóm tơn giáo. Tuy nhiên, Tịa án Nhân quyền châu Âu phải thốt khỏi sức ép chính trị này bởi nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan này là kiểm sốt quyền con người và đảm bảo rằng khơng quan điểm tơn giáo nào được ưu tiên. Khi các nhóm tơn giáo cịn khả năng tác động đến việc đề ra chính sách thì việc hợp pháp hóa an tử trên toàn châu Âu là bất khả thi.

Với những vấn đề nhạy cảm như quyền an tử, cách tiếp cận từ trên xuống sẽ không thể thành công tại châu Âu. Để tránh việc cá thể hóa quốc gia thành viên, tồn án của liên minh sẽ tiếp tục để cho các nước có quyền tự quyết trong vấn đề này. Việc bắt buộc hợp pháp hóa sẽ vơ cung khó khăn bởi khơng nước nào có thể chấp nhận quan điểm khác biệt về quyền lợi và tôn

giáo. Đồng thời việc cấm đốn trên diện rộng có thể làm cơ lập các nước đã thông qua quyền và khơng tính đến tính chất phức tạp của pháp luật hình sự mỗi quốc gia, cũng là sự phản ánh đặc điểm của đất nước đó. Vì vậy khơng có câu trả lời rõ ràng cho việc hợp pháp hóa an tử trên toàn liên minh, các tổ chức của liên minh sẽ tiếp tục tránh đề cập đến vấn đề này trong phạm vi hoạt động của mình và từ chối đưa ra phản hồi.

Khơng có điều kiện thuận lợi như châu Âu, nơi vừa là cái nôi của nhân quyền, vừa có chế độ chính trị với cái nhìn khoan dung tích cực đối với các vấn đề mới, một xã hội phát triển tạo điều kiện cho con người nhận thức, hình thành quyền và một nền văn hóa giao lưu trao đổi trên tồn khu vực, khả năng hợp pháp hóa quyền an tử tại các quốc gia châu Á và châu Phi sẽ không dễ dàng nhưng xu hướng chung là có thể trong một tương lai khơng gần. Điều này có thể thấy rõ qua một số điểm, thứ nhất, hiện nay vấn đề nhân quyền nói chung và quyền an tử nói riêng ngày càng được cộng đồng của hai lục địa này nhìn nhận và ủng hộ. Các diễn đàn, các cuộc tranh luận về hợp pháp hóa quyền an tử đã bắt đầu xuất hiện, nở rộ và trở thành đề tài nóng tại nhiều quốc gia, trong đó có thể kể đến Nam Phi, Nigieria, Ethiopia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Singapore, … và cả Việt Nam. Hay nói cách khác quyền an tử đã bắt đầu xuất hiện và đặt nền móng trong cộng đồng ở một số quốc gia. Thứ hai, việc hợp pháp hóa quyền an tử khơng phải là vấn đề mới, và đã có dấu hiệu bước đầu được thực hiện. Tại Nhật Bản, từ năm 1995, tòa án quận Yokohama trong một vụ xét xử một bác sĩ thực hiện hành vi kết thúc cuộc sống của một bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thậm chí đã đề ra 4 điều kiện mà theo đó việc giết người vì mục đích nhân đạo được cho phép, gồm: Người bệnh đang có những đau đớn về mặt thể chất không thể chịu đựng được; cái chết là điều không thể tránh khỏi và sắp xảy ra; đã sử dụng hết các phương pháp điều trị giảm đau và khơng cịn phương pháp nào có thể áp dụng; người

bệnh thể hiện mong muốn được rút ngắn cuộc sống một cách rõ ràng. Đây là những tiêu chí hồn tồn trùng khớp với tiêu chí thực hiện quyền an tử. Nam Phi đã có đạo luật trình lên Chính phủ về vấn đề này từ năm 2000. Đến năm 2009, tòa án tối cao Hàn Quốc đã giữ nguyên quyết định của tòa án cấp dưới về việc rút máy hỗ trợ hô hấp của một bệnh nhân nữ 76 tuổi được chẩn đoán đã chết não. Trước đó bệnh nhân này đã cho gia đình biết bà không muốn sống nhờ các thiết bị nhân tạo nếu tình trạng y tế của mình xấu đi, và tịa án tuyên rằng việc duy trì tình trạng chết não làm tổn hại đến nhân phẩm khi khơng có khả năng hồi phục. Như vậy không những quyền an tử đã được cộng đồng công nhận mà đã được các nhà làm luật xem xét áp dụng. Thứ ba, hiện tượng tồn cầu hóa khiến cho việc giao lưu giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng dễ dàng và được tăng cường mạnh mẽ. Thể hiện ngay trong chính việc khái niệm quyền an tử đã du nhập từ các quốc gia châu Âu sang vùng lãnh thổ châu Á và châu Phi. Trong tương lai, việc hợp pháp hóa trên tồn lãnh thổ châu Âu cịn gặp khó khăn nhưng các quốc gia đã và đang xem xét hợp pháp hóa an tử vẫn sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ lên các hệ thống luật pháp các quốc gia láng giềng cũng như các lục địa khác.

Nhìn chung, đánh giá về việc hợp pháp hóa quyền an tử trên thế giới thì đây là một xu hướng tất yếu nhưng sẽ diễn ra một cách chậm rãi, ở từng quốc gia và có sự khác biệt theo từng vùng lãnh thổ. Xu hướng này bắt đầu và phát triển mạnh ở châu Âu và sẽ tiếp tục lan rộng sang các châu lục khác theo con đường giao lưu văn hóa, sự phát triển nhận thức cũng như khoa học kĩ thuật.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)