Quyền an tử theo pháp luật nhân quyền quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 50)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ

2.1. Quyền an tử theo pháp luật nhân quyền quốc tế

Quyền an tử chưa từng được quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền quốc tế. Vì vậy, đề cập đến mối quan hệ giữa quyền an tử và pháp luật nhân quyền quốc tế là đề cập tới việc liệu quyền an tử có đi ngược lại các quyền đã được pháp luật nhân quyền quốc tế, hay nói cách khác là khả năng quyền này được pháp luật nhân quyền quốc tế thừa nhận.

Dễ dàng nhận thấy quyền có mối quan hệ gần gũi nhất với quyền an tử trong pháp luật nhân quyền quốc tế là quyền sống. Quyền sống không chỉ được quy định trong UDHR, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Cơng ước về quyền trẻ em (1989)…mà cịn được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia với vai trò là “quyền tối cao”[15,tr.83] của con người. Khoản 1 Điều 6 ICCPR quy định: “Mọi người đều có quyền cố

hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện” [15, tr.499]. Câu hỏi đặt ra khi xem xét đến mối quan hệ với quyền an tử là, thế nào là quyền cố hữu, nó mang tính chất tùy nghi hay bắt buộc? Quyền tùy nghi là quyền quy định một phạm vi tự quyết trong đó chỉ người có quyền mới được tự do quyết định, hay nói cách khác khi một chủ thể có quyền tùy nghi thì chủ thể này được tự do lựa chọn giữa việc thực hiện quyền hoặc không thực hiện quyền, tương xứng với nghĩa vụ của những người khác không được can thiệp vào việc lựa chọn của họ. Ngược lại, quyền bắt buộc không bao gồm bất cứ sự tự quyết nào, chỉ duy nhất một cách thực hiện được cho phép, là phải hưởng thụ quyền. Nếu một chủ thể có quyền bắt buộc thì chủ thể này có vẻ có nghĩa vụ hưởng thụ quyền

hơn là quyền hưởng thụ quyền. Như vậy với quyền bắt buộc, quyền và nghĩa vụ hoàn toàn trùng nhau. Hiện nay cuộc tranh cãi về tính chất tùy nghi hay bắt buộc của quyền sống vẫn chưa có hồi kết, nhưng thiết nghĩ khi đã coi đây là quyền tự nhiên và tối cao của con người, không nên coi việc hưởng thụ quyền là một nghĩa vụ, hay nói cách khác, quyền sống nên là một quyền tùy nghi, khi đó việc lựa chọn sống, hay khơng tiếp tục sống đều là hưởng thụ quyền. Và dưới góc độ này, quyền sống và quyền an tử không mâu thuẫn với nhau.

Quyền con người thứ hai cần được xem xét trong mối quan hệ với quyền an tử là quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo. Điều 7 ICCPR quy định, “Khơng ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, khơng ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà khơng có sự đồng ý tự nguyện của người đó” [15, tr.500].

Quyền an tử hình thành trên ngun tắc tự do ý chí của con người. Việc không tôn trọng và công nhận sự tự quyết của một người đủ năng lực, ngay cả trong trường hợp đó là quyết định về chấm dứt sự sống, có thể coi là hành vi vơ nhân đạo và hạ thấp nhân phẩm. Hơn nữa, việc kéo dài sự sống cho người bệnh khơng có khả năng cứu chữa và chịu đau đớn kéo dài , trong nhiều trường hợp, là tra tấn và tàn ác, vơ nhân đạo với họ. Ngồi ra, ngày nay các phương pháp hưởng thụ quyền an tử là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài và theo quy định chặt chẽ của pháp luật, khơng tồn tại dưới dạng thí nghiệm y học. Việc thực hiện an tử cũng luôn phải có sự đồng thuận của người muốn hưởng thụ quyền, thể hiện dưới nhiều hình thức và liên tục. Như vậy, quyền an tử không những không mâu thuẫn với quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo mà quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo này còn là căn cứ củng cố khả năng hợp pháp hóa quyền an tử trong thực tế.

Quyền thứ ba là quyền riêng tư được quy định tại Điều 17 ICCPR: “Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín” [15,tr.508] và “Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ

chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy” [15,tr.508]. Như trên đã

đề cập, sự tự do ý chí của mỗi chủ thể biểu hiện danh dự của con người. Như vậy, quyền riêng tư một mặt khẳng định khả năng quyết định chấm dứt cuộc sống của người bệnh, đồng thời đặt ra nghĩa vụ tôn trọng quyết định này của các chủ thể khác, trong đó bao gồm cả nhà nước. Bất kì hình thức cấm đốn nào cũng có thể được coi là sự can thiệp hoặc xâm phạm.

Như vậy, mặc dù chưa từng được đề cập trong các văn bản về quyền con người trên phạm vi quốc tế, quyền an tử vẫn tìm được một chỗ đứng thích hợp trong hệ thống nhân quyền, không những không mâu thuẫn với các quyền tự nhiên cơ bản, mà còn phù hợp và phát triển trên nền tảng các quyền này.

Ngoài ra, trên phạm vi khu vực, quyền an tử đã xuất hiện trong văn bản khuyến nghị năm 1999 của Nghị viện Hội đồng châu Âu, theo đó các quốc gia thành viên cần:

Vì vậy Nghị viện khuyến nghị rằng Ủy ban Bộ trưởng khuyến khích các nước thành viên của Hội đồng châu Âu tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của những người bệnh nan y hoặc sắp chết theo mọi khía cạnh:

a. Bằng việc cơng nhận và bảo vệ quyền của những người bệnh nan y hoặc sắp chết đối với việc chăm sóc giảm nhẹ tồn diện, đồng thời vẫn thực hiện các biện pháp cần thiết

…vii. Bảo đảm rằng, trừ khi người bệnh lựa chọn khác, tất cả người bệnh nan y hoặc sắp chết đều được hưởng các biện pháp chăm sóc và biện pháp giảm đau phù hợp, ngay cả khi các biện

pháp này có thể gây ra tác dụng phụ là rút ngắn sự sống của người bệnh này [47, Khuyến nghị số 9].

Hay nói cách khác, theo khuyến nghị này, việc hỗ trợ bệnh nhân ngừng sử dụng các thiết bị điều trị duy trì sự sống nếu bệnh nhân có mong muốn khơng bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho các trường hợp người bệnh nhân khơng có khả năng thể hiện ý chí.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 47 - 50)