Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ
2.3. Các tiêu chí chung về quyền an tử theo pháp luật quốc tế và
2.3.2. Tiêu chí pháp lý
2.3.2.1. Tính hợp lý khi cơng nhận quyền an tử
Hiện nay việc hưởng thụ quyền an tử và thực hiện an tử cho những người có quyền dễ bị nhầm lẫn với các hành vi tội phạm và vì vậy chịu cái nhìn định kiến cũng như không nhận được sự ủng hộ từ xã hội. Cần khẳng
định một điều rằng việc hưởng thụ quyền và thực hiện an tử theo đúng tính chất quyền (tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, dựa trên yêu cầu của người bệnh…) và các quy định nghiêm ngặt (quy định về tình trạng y tế, yêu cầu đối với bác sĩ, quy trình thực hiện…) là hợp pháp, không mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác.
- Hành vi an tử khác hành vi tự sát: Hiện nay ở Việt Nam, tự sát khơng phải tội hình sự, nhưng tại nhiều quốc gia trên thế giới, hành vi tự sát có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, như luật hình sự Ấn Độ quy định, “Cố gắng tự
tử: Người nào cố gắng tự tử và có hành vi thực hiện tội này, bị phạt tù với thời hạn tối đa một năm, bị phạt tiền, hoặc cả hai.” [40, Khoản 1 Điều 309].
Nhưng an tử không phải tự tử. Thứ nhất, hành vi an tử là kết quả của việc hưởng thụ quyền an tử, hay nói cách khác đó là hành vi dựa trên quyền, trong khi tự tử là hành vi mang tính chất tự phát, chưa có quốc gia hay vùng lãnh thổ nào ghi nhận khái niệm quyền tự tử. Thứ hai, quyền an tử là quyền con người nhưng không phải người nào cũng được hưởng thụ quyền. Chỉ những người đang ở trong tình trạng bệnh lý khơng lối thốt, chịu đau đớn về thể xác hoặc đau khổ về tinh thần trong thời gian dài và khơng có khả năng chữa trị mới được thực hiện an tử theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi tự sát có thể thực hiện bởi bất kì ai và vì bất kì lý do gì, thậm chí chỉ vì vấn đề tinh thần. Thứ ba, quyền an tử chỉ có thể hưởng thụ dưới sự giúp đỡ của người khác cịn tự sát do chính chủ thể muốn chấm dứt cuộc sống thực hiện từ đầu đến cuối. Người khác ở đây thường là các bác sĩ, sự trợ giúp của họ được thực hiện dưới nhiều hình thức: từ khám xét xác định tình trạng bệnh, đưa ra lời tư vấn, kê đơn thuốc đến tiến hành hành vi chấm dứt. Thiếu bất cứ một yếu tố nào trong những yếu tố kể trên cũng khiến hành vi được xác định là tự sát.
- Hành vi thực hiện an tử khác hành vi giúp người khác tự sát: Hành vi xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là tội phạm theo quy định của nhiều quốc
gia, trong đó có cả Việt Nam. Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định, “Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” [11]. Các yếu tố cấu thành hai hành vi đã cho thấy rõ sự khác biệt. Thứ nhất, tương tự như trên, hành vi thực hiện an tử chỉ do các bác sĩ có thẩm quyền thực hiện. Các bác sĩ này không chỉ phải đáp ứng được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà trong nhiều trường hợp còn phải phối kết hợp với nhau để đưa ra được chẩn đốn chính xác nhất khơng chỉ về tình trạng thể chất mà cịn về tinh thần, độ minh mẫn của người bệnh khi đưa ra yêu cầu. Việc thực hiện an tử khơng có sự cho phép hoặc giám sát của người hành nghề y có thể khiến người thực hiện hành vi phải gánh chịu hậu quả pháp lý. Trong khi đó, chủ thể xúi giục hoặc giúp người khác tự sát có thể là bất cứ ai, khơng phân biệt dựa trên bất cứ tiêu chí hoặc địi hỏi gì. Thứ hai, trong hành vi thực hiện an tử, bác sĩ khơng xúi giục bệnh nhân mà chỉ cung cấp tình hình thực tế cho bệnh nhân dựa trên sự hiểu biết về khoa học bệnh lý, và vì hành vi an tử khác hồn tồn hành vi tự tử, nên việc bác sĩ tham gia vào quá trình an tử, giúp đỡ người bệnh thực hiện an tử, không phải là hành vi giúp người khác tự sát.
- Hành vi thực hiện an tử khác hành vi giết người: Hiện nay ở các nước chưa công nhận quyền an tử, hành vi thực hiện an tử có thể bị đánh đồng với hành vi giết người và bị xét xử theo tội giết người. Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt an tử với giết người trên cơ sở mong muốn của người đã chấm dứt sự sống. Nếu người được thực hiện an tử thể hiện mong muốn được chết thì nạn nhân của tội giết người khơng hề hy vọng tính mạng mình bị tước đoạt. Nhưng vấn đề chủ yếu nằm ở quan niệm của những chủ thể lập pháp và hành pháp. Cấu thành hành vi giết người có thể chỉ bao gồm mặt khách quan (hành vi tước đoạt tính mạng, hậu quả chết người và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả) và mặt chủ quan (lỗi cố ý), hồn tồn loại trừ tính chất mong muốn
của người đã chấm dứt sự sống, nên dù có hay khơng cũng khơng quan trọng. Chỉ cần bác sĩ có hành động dẫn đến cái chết và về bản chất nó có chủ đích, đồng thời bác sĩ thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra và thường sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo để hậu quả đó xảy ra, thì đều có thể bị khép vào tội giết người vì đã thỏa mãn đủ các yếu tố cấu thành. Như vậy, rõ ràng về bản chất hai hành vi này khác nhau, nhưng việc có nhìn nhận sự khác biệt này hay không phụ thuộc và quan điểm của mỗi vùng lãnh thổ.
Ngồi ra cịn tồn tại quan điểm cho rằng hành vi thực hiện an tử có thể cịn bị coi là thuộc trường hợp tình tiết tăng nặng quy định tại điểm m khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999, Thuê giết người và giết người thuê, nhưng cho đến khi thống nhất được quan điểm về bản chất giữa hai hình vi, bất kì sự phân biệt hoặc cố gắng định tình tiết tăng nặng nào đều là vơ nghĩa.
- Hành vi thực hiện an tử khác hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 quy định “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” [11].
Tương tự như trường hợp trên, rõ ràng giữa hành vi thực hiện an tử theo hình thức bị động (khơng tiếp tục áp dụng các biện pháp kéo dài sự sống) và hành vi khơng cứu giúp có sự khác biệt, một bên bệnh nhân được yêu cầu bỏ mặc, cịn một bên nạn nhân mong muốn khơng bị bỏ mặc. Tuy nhiên việc có nhìn nhận sự khác biệt này không, cũng dựa trên quan điểm của các cơ quan có thẩm quyền
2.3.2.2. Tiêu chí về pháp luật để thực hiện quyền an tử
Nhìn chung, tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã hợp pháp hóa quyền an tử, quy định của pháp luật thường đặt ra một số điều kiện bắt buộc phải tuân thủ sau đây:
- Thứ nhất, quy định về chủ thể hưởng thụ quyền. Như đã đề cập ỏ trên, quyền an tử là một đặc quyền, chủ thể chỉ có thể hưởng thụ quyền khi đáp ứng được các điều kiện nhất định, bao gồm:
+ Chủ thể hưởng thụ quyền đang ở trong tình trạng bệnh lý khơng lối thoát, phải gánh chịu đau đớn về thân thể hoặc đau khổ về tinh thần kéo dài và khơng có khả năng điều trị thuyên giảm.
+ Chủ thể hưởng thụ quyền phải là người có năng lực hành vi, có khả năng nhận biết, phán đốn, đánh giá tình trạng của bản thân và tự mình đưa ra quyết định về việc có hay khơng chấm dứt cuộc sống của chính mình. Quyền an tử hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tự do ý chí vì vậy nó địi hỏi người có mong muốn hưởng thụ quyền phải có khả năng tự quyết.
+ Tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang xem xét việc hợp pháp hóa quyền an tử, yêu cầu về độ tuổi cũng được đặt ra. Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này, bệnh nhân mong muốn thực hiện an tử phải từ 18 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi được các ngành y học và tâm lý học đánh giá là phát triển đầy đủ cả về mặt tư duy, nhận thức và khả năng làm chủ hành vi, do đó có khả năng quyết định vận mệnh của chính mình. Tuy nhiên, xem xét đến thực tế bệnh tật khơng từ riêng ai, chết não có thể gặp ở một người già thì cũng có thể mang trên mình trẻ nhỏ. Quyền an tử về mục đích lại là tránh kéo dài đau khổ cho người bệnh, vì vậy cần được hưởng thụ một cách kịp thời. Hơn nữa pháp luật các nước đều có quy định về việc thực hiện các quyền nhân thân của những chủ thể chưa có đủ năng lực hành vi dân sự thông qua đại diện pháp luật hoặc người giám hộ. Vì vậy thiết nghĩ cần đưa vào xem xét việc hưởng thụ quyèn an tử của người chưa thành niên và trẻ nhỏ.
+ Ngồi ra do cịn bị phân hóa lãnh thổ trong việc công nhận quyền an tử, một số nơi yêu cầu người có nguyện vọng hưởng thụ quyền an tử phải là cơng dân
của vùng lãnh thổ đó. Thiết nghĩ quyền an tử là một quyền con người, mà quyền con người có tính chất phổ biến áp dụng bình đẳng cho tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại. Vì vậy quyền cần được cơng nhận trên tồn cầu đồng thời không lấy căn cứ quốc tịch làm cơ sở hưởng thụ quyền.
- Thứ hai, quy định về chủ thể thực hiện an tử. Dù người trực tiếp thao tác dẫn đến việc chấm dứt sự sống là người bệnh hay bác sĩ thì bác sĩ vẫn đóng vai trị hết sức quan trọng. Quyền an tử ở các quốc gia đã luật pháp hóa khơng đưa ra quy định đặc biệt đối với bác sĩ thực hiện an tử, nhưng có quy định về số lượng bác sĩ tham gia quá trình xin hưởng thụ quyền của bệnh nhân cũng như thực hiện và giám sát thực hiện. Theo đó, bác sĩ chỉ được cho phép bệnh nhân an tử khi có bằng chứng thuyết phục cho thấy tình trạng bệnh lý của bệnh nhân được phép hưởng thụ quyền. Trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng tự quyết của bệnh nhân, bác sĩ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thần kinh và cho bệnh nhân kiểm tra thần kinh. Hiện nay số lượng bác sĩ yêu cầu khác nhau theo luật pháp từng quốc gia, nhưng thường là từ 2 – 3 bác sĩ tham gia vào quá trình.
- Thứ ba, yêu cầu về thủ tục thực hiện quyền. Đây là tiêu chí pháp lý phức tạp nhất nhưng cũng được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt nhất để việc chấm dứt cuộc sống đúng với pháp luật và với tự cách hưởng thụ quyền an tử. Về cơ bản, bệnh nhân phải đưa ra yêu cầu liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần, có thời gian giãn cách giữa các lần yêu cầu. Yêu cầu phải đưa ra dưới hình thức lời nói hoặc bằng văn bản tùy theo quy định của từng vùng khu vực và người bệnh có quyền rút lại yêu cầu bất cứ lúc nào. Quá trình thực hiện tùy thuộc vào hình thức thực hiện an tử, nhưng thường là dưới hình thức an tử bị động hoặc trợ tử. Ngoài ra, đối với trường hợp 02 trường hợp đặc biệt là an tử phi tự nguyện, pháp luật yêu cầu phải có chỉ định y tế trước hoặc chúc thư y tế và an tử đối với người chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản củ người giám hộ.
Chương 3
PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM
3.1. Pháp luật và những vấn đề nảy sinh về quyền an tử trong thực tiễn ở Việt Nam