Mật độ vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy. (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VI NHỰA TRONG NƯỚC SÔNG TẠI HỆ

3.1.2. Mật độ vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị

Vi nhựa đã được quan sát thấy ở tất cả hai vị trí khảo sát là Cầu Quang trên sơng Tơ Lịch và Cầu Mỹ Hưng trên sông Nhuệ với hàm lượng vi nhựa dao dộng khá đa dạng từ 5.022.703 – 22.634.687 hạt/m3. Mật độ hạt vi nhựa ghi nhận tại sông Tơ Lịch rất cao so với vị trí thu mẫu tại sơng Nhuệ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01) về mật độ vi nhựa giữa khu vực đơng dân cư (sơng Tơ Lịch) và ít dân cư (Cầu Mỹ Hưng, sơng Nhuệ). Điều này có thể cho thấy mật độ hạt vi nhựa trong nước mặt có xu hướng giảm dần khi dịng chảy từ nới có mật độ tập trung dân cư cao đến nơi có mật độ dân cư thấp, điều này càng khẳng định sự biến động của mật độ vi nhựa bị tác động

bởi lượng xả thải của con người trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Nhiều nghiên cứu ở các khu vực đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và đơng dân cư đã cho thấy nồng độ hạt vi nhựa khá phong phú.

Nghiên cứu ở các dịng sơng ở Nhật Bản, mối tương quan tuyến tính giữa sự phong phú của vi nhựa và tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng do sự gia tăng dân số đã được ghi nhận. Tuy nhiên, nồng độ hạt vi nhựa xác định trong nghiên cứu này đều thấp hơn so với nồng độ hạt vi nhựa ở sơng Sài Gịn và các kênh đơ thị đoạn qua thành phố Hồ Chí Minh trong các nghiên cứu trước đây. Hệ thống sông – cửa biển này bị ảnh hưởng phần lớn bởi ngành dệt may, mật độ rất cao của sợi nhân tạo được xác định từ 22.000 sợi/m3 đến 251.000 sợi/m3.

Hình 3.3. Mật độ vi nhựa (hạt /m3) tại các vị trí thu mẫu tại sơng Tơ Lịch, sơng Nhuệ

Qua đồ thị trên hình 3.3 cho thấy, mật độ vi nhựa trong các mẫu nước lấy tại sông Tô Lịch rất cao lên tới trên 22 triệu hạt/m3, trong khi đó mật độ vi nhựa trong mẫu nước tại sông Nhuệ lại thấp hơn chỉ hơn 5 triệu hạt/m3. Một trong các nguyên nhân khiến mật độ vi nhựa tại sông Tô Lịch cao đột biến so với sông Nhuệ là do hàng ngày sông Tô Lịch tiếp nhận lượng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý rất lớn xả thải vào nhiều hơn tại sông Nhuệ, điều này

càng khẳng định mật độ vi nhựa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác thải nhựa và nước thải do con người thải ra trong sinh hoạt và sản xuất. Lượng vi nhựa được thải ra trong q trình sinh hoạt của con người là vơ cùng lớn, đặc biệt là trong nước thải đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w