CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI NHỰA TRONG MẪU NƯỚC TẠI MỘT SỐ
3.3.1. Đặc điểm về hình dạng, kích thước vi nhựa trong các mẫu nước
Đặc điểm hình dạng hạt và tỷ lệ các dạng hạt vi nhựa phát hiện trong các mẫu nước thu mẫu tại 3 điểm nghiên cứu: Cầu Quế, Cầu Đọ và Đị Thơng được trình bày tại hình 3.8. Trong các mẫu nước sơng ghi nhận chủ yếu ở hai dạng là dạng mảnh (fragment) và dạng sợi (line).
Hình 3.8. Tỷ lệ các dạng vi nhựa tại các điểm nghiên cứu
Các số liệu thực nghiệm thể hiện trên hình 3.8 cho thấy các dạng vi nhựa dạng sợi chiếm tỷ lệ cao tới trên 90%: cầu Quế (96,04%), cầu Đọ (92,55%), đị Thơng (94,01%); dạng mảnh chiếm tỷ lệ nhỏ, cao nhất là tại cầu Đọ (7,45%), thấp nhất là tại cầu Quế (3,965%). Dạng sợi chiếm ưu thế về số lượng trong các mẫu nước ở nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó thực hiện trên sơng đơ thị [31]. Ngồi ra, thành phần hình dạng sợi hơn cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu trên bờ biển Trường Giang với 93% dạng sợi, cũng như ở trên sông Thames, Vương quốc Anh [13]. Hình dạng sợi của vi nhựa này có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người
xung quanh sông. Các sợi vi nhựa trong sơng đơ thị cịn có thể bắt nguồn từ sự lắng đọng của vật chất trong khơng khí, nước thải sinh hoạt, dây và lưới đánh cá [33] hoặc túi đựng thực phẩm [16]. Sau đó, vi nhựa được vận chuyển đến mơi trường nước bằng dịng chảy bề mặt từ các cơ sở chế biến hoặc trạm xử lý nước thải mà khơng thể loại bỏ hồn tồn chúng khỏi nước thải [19]. Điều này cũng có thể giải thích cho thực tế là nhiều sợi vi nhựa đã được tìm thấy trong nước tại các vị trí lấy mẫu.
Hình 3.9. Sự biến động các dạng vi nhựa theo mùaa) mùa khô; b) mùa mưa a) mùa khô; b) mùa mưa
Qua đồ thị trên hình 3.9 cho thấy, trong 2 dạng vi nhựa phát hiện được trong các mẫu nước sông tại các điểm nghiên cứu ở cả mùa mưa và mùa khơ thì vi nhựa dạng sợi vẫn chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ dao động trong khoảng từ 92,40% đến 96,57%, trong khi đó tỷ lệ vi nhựa dạng mảnh chiếm lại chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn dao động trong khoảng từ 3,34% đến 7,60%.
Tỷ lệ hai dạng vi nhựa: dạng mảnh và dạng sợi tại các điểm nghiên cứu khơng có sự biến động quá lớn theo thời gian: tại cầu Đọ tỷ lệ vi nhựa dạng
mảnh của mùa khô và mùa mưa lần lượt là 7,60% và 7,29%, tại cầu Quế là 4,49% và 3,43%, tại hai điểm nghiên cứu này tỷ lệ vi nhựa dạng mảnh có xu hướng giảm nhẹ vào mùa mưa; ngược lại, tại điểm đị Thơng, tỷ lệ dạng mảnh ở mùa mưa cao (6,99%) hơn ở mùa khơ (4,95%).
Tỷ lệ vi nhựa dạng sợi có xu hướng tăng lên cao hơn ở mùa mưa, riêng ở điểm đị Thơng tỷ lệ này lại có xu hướng giảm. Sự biến động không theo quy luật của các dạng vi nhựa theo mùa tại các điểm nghiên cứu được giải thích do một số ngun nhân như: q trình sa lắng của các dạng vi nhựa khác nhau, sự hấp thu các dạng vi nhựa của các động thực vật sống trong nước, quá trình đứt, vỡ của các dạng vi nhựa dưới tác động của các tác nhân: lý học, hóa học và sinh học. Wang và cộng sự, 2021 cũng báo cáo rằng các vi nhựa dạng sợi có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn, bao gồm cả việc giặt quần áo, việc sử dụng và mài mòn các sản phẩm nhựa và chất thải nhựa được tạo ra trong sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, vi nhựa dạng sợi có khả năng phát triển từ các khối nhựa lớn, dễ bị tác động bởi gió, dịng nước, nhiệt độ và xói mịn bởi các chất cứng trong quá trình di chuyển [32].
Bên cạnh việc xác định hình dạng các hạt vi nhựa, nghiên cứu này cũng đã tiến hành thống kê kích thước vi nhựa trong các mẫu nước thu được. Kích thước các hạt vi nhựa thu được sẽ dao động trong khoảng 300 µm – 5.000 µm đối với các hạt dạng sợi (Fiber) và 50.000 µm2 – 2.100.000 µm2 đối với các hạt dạng mảnh (Fragment).
Quan sát các đồ thị cho thấy, các hạt vi nhựa cả ở dạng mảnh và dạng sợi ở các điểm nghiên cứu có nhiều kích thước khác nhau. Tại Đị Thơng, dạng mảnh có diện tích từ 46.593 µm2 đến 2.084.822 µm2, dạng sợi có kích thước từ 302 µm đến 4.927 µm; tại điểm cầu Quế dạng mảnh có diện tích từ 58.636 µm2 đến 728.580 µm2, dạng sợi có kích thước từ 302 µm đến 4.756 µm; tại điểm cầu Đọ dạng mảnh có diện tích từ 51.301 µm2 đến 922.609 µm2, dạng sợi có kích thước từ 304 µm đến 4.874 µm. Các hạt vi nhựa tại điểm Đị Thơng có kích thước lớn hơn tại điểm cầu Quế, cầu Đọ cả ở dạng mảnh và dạng sợi. Sự phân bố kích thước của sợi vi nhựa được phát hiện trong nghiên cứu này là chủ yếu được chia thành 300 – 1.000 µm, 1.000 – 2.000 µm, 2.000
– 3.000 µm, 3.000 – 4.000 µm và 4.000 – 5.000 µm như trong hình 3.10a. Các phạm vi này đại diện cho các kích thước khác nhau của vi nhựa được tìm thấy tại các địa điểm nghiên cứu.
Hình 3.10. Tần suất xuất hiện của các kích thước, dạng vi nhựa tại khu vực hạ lưu sông Đáy
a) vi nhựa dạng sợi; b) vi nhựa dạng mảnh
Tần suất xuất hiện của các sợi vi nhựa được thu thập trong nghiên cứu này bố chủ yếu là các vi nhựa có kích thước trong khoảng 300 µm – 1.000 µm (Lần lượt là 52,13% đối với cầu Đọ, 47,19% đối với cầu Quế và 35,51% ở Đị Thơng) và 1 – 2 mm (30,58%, 38,52% và 42,93%, tương ứng). Các vi nhựa dạng sợi có kích thước nằm trong các khoảng 2.000 – 3.000 µm, 3.000 – 4.000 µm và 4.000 – 5.000 µm thì tần suất xuất hiện thấp, nằm trong khoảng 1,28-15,9%.
Về sự phân bố kích thước của các mảnh vi nhựa được phát hiện trong nghiên cứu này chủ yếu được chia thành 50.000 –100.000 µ2, 100.000 – 200.000 µ2, 200.000 – 400.000 µ2, 400.000 – 900.000 µ2 và 900.000 – 2.100.000 µ2. Trong đó, tần suất xuất hiện các mảnh vi nhựa ở các vị trí cầu Đọ, cầu Quế và Đị Thơng trong các khoảng diện tích trên lần lượt là 31,25%, 25% và 26,09%; 25%, 12,5% và 43,48%; 31,25%, 31,25% và 13,04%; 12,5%, 31,25% và 15,22%; 0%, 0% và 2,17%. Nhìn chung, trong nghiên cứu này đối với dạng sợi, các hạt vi nhựa có kích thước 300 – 1.000 µm và 1.000
– 2.000 µm là các hạt vi nhựa chiếm tỷ lệ cao nhất 78,45 - 85,71%. Tương tự đối với dạng mảnh, các hạt vi nhựa có kích thước nằm trong khoảng 50.000 – 400.1 µ2 cũng chiếm tỷ lệ cao 68,72 – 87,5%. Xu hướng phân bố kích thước này tương tự như ở sông Dương Tử của Trung Quốc [38], sông Elbe của Đức nơi tần suất kích thước cao nhất là 300 – 2.000 μm, trong khi các vi hạt lớn (2.000 – 5.000 μm) hiếm khi được quan sát thấy.