Nơi thu mẫu
Kích thước lưới thu
mẫu (µm)
Xác định Mật độ nhựa lớnnhất Tài liệu thamkhảo
Sông Danube Áo 500 Visualization 141,7 hạt/m3 (Lechner và cs.2014) Sông Rhine Pháp 300 FTIR 3,9.106 hạt/km2 (Mani và cs.,2015) Sông ở Đức
và kênh Hà Lan 300 FTIR 1,87.105 hạt/m3 (Leslie và cs.,2017 Great Paris, Pháp 80 Visualization 106 hạt/m3 (Dris và cs.,
2015) Great Paris, Pháp 330 Visualization 0,45 hạt/m3 (Dris và cs.,
2015) Three Gorges Dam
Trung Quốc 112 FTIR 1,36.10
7 hạt/km2 (Zhang và cs.,2015) Three Gorges Dam
Trung Quốc 48 Visualization 1,26.104 hạt/m3 (Di và Wang,2017) Cửa sông Yangtze
Trung Quốc 32 Visualization 1,02.104 hạt/m3 (Zhao và cs., 2014) Hồ ở Vũ Hán
Trung Quốc 50 FTIR 8,93.103 hạt/m3
(Wang và cs., 2017) Hồ Taihu
Trung Quốc 333 FTIR + SEM -EDS 6,8.106 hạt/km2 (Su và cs.,2016) Hồ Taihu
Nơi thu mẫu Kích Xác định Mật độ nhựa
lớn Tài liệu tham
Hồ Winnipeg
Canada 333 SEM - EDS 7,48.10
5 hạt/km2 (Anderson và cs.,2017) Sông tại Los Angeles
Mỹ 800,500 Visualization 1,29.104 hạt/m3 (Moore và cs.,2011) Hồ Laurentian Mỹ 333 SEM - EDS 4,66.105 hạt/km2 (Eriksen và cs., 2013 Cửa sông, Goiana
Brazil 300 Visualization 0,19 hạt/m3 (Lima và cs.,2014) Mật độ vi nhựa trong các nghiên trên cứu rất đa dạng do các phương pháp khác nhau (phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu) được sử dụng trong nghiên cứu của Dris và cs, (2015). Hàm lượng vi nhựa ở nước bề mặt tại sơng Ebro trung bình khoảng 3,5 ± 1,4 hạt/m3; sơng Seine dao động từ 3 - 108 hạt/m3 với cỡ mắt lưới thu mẫu là 80 µm hoặc tại sơng Pearl River của Trung Quốc dao động từ 379 đến 7.924 hạt/m3; cỡ mắt lưới thu mẫu là 20 µm .
Nghiên cứu kéo dài hai năm tại sông Danube ở Trung Âu của Lechner và cs, (2014) cho thấy độ phong phú của vi nhựa là 316,8 hạt/L [35]. Các nguyên liệu nhựa thô sử dụng trong cơng nghiệp (dạng viên, mảnh và hình cầu) chiếm thành phần chính trong số các mảnh vụn nhựa quan sát tại đây Tại các thuỷ vực nội địa vùng Vũ Hán (Trung Quốc), mật độ vi nhựa dao động từ 1.660 – 8.925 hạt/m3. Các dạng nhựa quan sát trong nghiên cứu này có màu, dạng sợi và có loại nhựa Polyethylene terephthalate và polypropylene chiếm ưu thế, điều đó phản ánh thói quen sử dụng nhựa bởi vì hai loại nhựa kể trên lần lượt được sử dụng trong nước uống đóng chai và túi đựng thực phẩm. Hơn 80% hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 2mm được tìm thấy trong nghiên cứu này.
Theo Phillips và cs., 2015, tại các hệ thống sông đô thị, dạng vi nhựa phổ biến nhất là dạng film. Trong khi đó, tại các hệ thống sơng tại các khu vực ít dân cư, vi nhựa dạng sợi lại phổ biến hơn. Tại các khu vực đông dân cư và khu cơng nghiệp có nhiều hạt vi nhựa hơn. Mật độ dân số cao cùng với các hoạt động của con người, đơ thị hố, du lịch tỷ lệ thuận với hàm lượng nhựa trong môi trường. Nghiên cứu của Kataoka và cs., 2019 cũng cho thấy mật độ
vi nhựa có mối tương quan đáng kể với đơ thị hố và mật độ dân số. Hàm lượng vi nhựa dọc theo sông Rhine (sông lớn ở Châu Âu) tăng đáng kể ở hạ lưu, trừ trong vùng triều của sơng; điều kiện thời tiết (mưa) có ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng vi nhựa trong thuỷ vực [36]. Sự phong phú và mật độ vi nhựa trong mùa mưa cao hơn so với mùa khô được quan sát tại sông Nakdong, Hàn Quốc; mật độ vị nhựa tăng từ 260 đến 1.410 vi nhựa/m3 ở mùa khô lên 210 đến 15.560 vi nhựa/m3 vào mùa mưa [37]. Độ phong phú của vi nhựa cao vào mùa mưa cũng được ghi nhận tại Hồng Kông trong công bố của Fok và Cheung, (2015).
Khảo sát vi nhựa tại hai con sông ở California (Mỹ), cho thấy số hạt nhựa dao động trong khoảng 0,01 to 12,9 hạt/L. Sau mưa, các hạt nhựa có kích thước nhỏ (1 – 4,75mm) được tìm thấy nhiều hơn gấp 16 lần các hạt có kích thước lớn (> 4,75 mm), có 71% nhựa hiện diện dạng ở dạng bọt. Nhóm tác giả cũng tính tốn dựa trên các kết quả thu nhận được khoảng 2,3 tỷ hạt nhựa từ các hệ thống sông này được đưa vào môi trường biển trong khoảng thời gian là 3 ngày.
Quan trắc rác thải nhựa trong nhiều thập niên cho thấy kích thước ngày càng nhỏ của rác thải nhựa theo thời gian [25]. Từ đó nhóm tác giả cho rằng có sự ‘biến mất’ của rác thải nhựa trên bề mặt các biển và đại dương. Nguyên nhân của sự biến mất này có thể được giải thích bởi sự sa lắng các hạt nhựa dưới sự tác động của các yếu tố hóa – lý – sinh học. Vi nhựa cũng được tìm thấy trong trầm tích của một số thuỷ vực nước ngọt nhận nước thải có liên quan đến đơ thị hố, các hoạt động cơng nghiệp,… Nghiên cứu trầm tích đáy hồ St. Lawrence (Canada) cho thấy nhóm microbeads chiếm ưu thế với kích thước hạt dao động 0,5 đến 2 mm. Số lượng hạt nhựa từ 228 đến 3.763 hạt nhựa/kg, và từ 21,8 đến 932 mg/kg mẫu trầm tích khơ, đã được tìm thấy trên trầm tích bờ sơng của hai con sơng ở Đức (Rhine và Main). Kích thước hạt phổ biến nhất được dao động từ 63 µm đến 200 µm. Trong đó, 10% các hạt là PS, 49% hạt là PE và 26% hạt là PP.
Vi nhựa trong trầm tích
Các nghiên cứu về trầm tích tại thủy vực nước ngọt trên thế giới bao gồm các con sông, hồ chứa, ao nuôi và cửa sông được tổng hợp ở (Bảng 1.2) dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mật độ vi nhựa trong trầm tích nước ngọt cũng như thơng tin phương pháp lấy và phân tích mẫu vi nhựa.