Biến động mật độ hạt vi nhựa theo không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy. (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. BIẾN ĐỘNG CỦA VI NHỰA TRONG CÁC MẪU NƯỚC TẠI MỘT

3.2.1. Biến động mật độ hạt vi nhựa theo không gian

Cho đến nay, nghiên cứu vi nhựa trong các thuỷ vực nước ngọt ít hơn so với mơi trường biển. Một số nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vi nhựa trong các sông và hồ lớn. Rech et al., (2014) cho rằng, lưu vực sơng là nơi chuyển tải chính các mảnh nhựa từ đất liền ra đại dương. Do vậy, vận chuyển của vi nhựa phụ thuộc vào dịng chảy của sơng. Một số nghiên cứu đã ghi nhận ô nhiễm vi nhựa trong các thuỷ vực nước ngọt tại một số quốc gia ở các châu lục như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.

Trong phạm vi thực hiện nghiên cứu, hạt vi nhựa đã được tìm thấy ở tất cả các mẫu nước tại các điểm nghiên cứu (Cầu Quế, Cầu Đọ, Đị Thơng). Mật độ vi nhựa phát hiện tại 8 mẫu nước tại các điểm nghiên cứu (bảng 3.1) có sự biến động khá lớn, mật độ vi nhựa tại Đị Thơng dao động từ 202.548 hạt/m3

(T1/2021-2) đến 360.000 hạt/m3 (T8/2020-2) hạt/m3, tại Cầu Quế là 551.609 hạt/m) (T1/2021-1) đến 627.009 hạt/m3 (T6/2020-1), tại Cầu Đọ là 616.440 hạt/m3 (T12/2020-2) đến 1.008.206 hạt/m3 (T8/2020-1) và 1.003.045 hạt/m3

(T6/2020-2). Điểm cầu Quế là điểm trước khi nước sông Nhuệ chảy vào hệ thống, điểm cầu Đọ là điểm sau khi nước sông Nhuệ chảy vào hệ thống nên có sự tiếp nhận các nguồn thải ở các lưu lượng mô khác nhau cộng với q trình sa lắng của vi nhựa xuống trầm tích là một trong các nguyên nhân giải thích sự biến động lớn về mật độ vi nhựa giữa các điểm nghiên cứu.

Bảng 3.1. Mật độ vi nhựa tại các điểm nghiên cứu (hạt/m3)

Stt Thời điểm lấy mẫu

Mật độ vi nhựa tại các đểm nghiên cứu (hạt/m3)

Cầu Quế Cầu Đọ Đị Thơng

1 Tháng 6/2020 (1) 627.009 963.045 290.000 2 Tháng 6/2020 (2) 563.654 1.003.045 296.000 3 Tháng 8/2020 (1) 597.693 1.008.206 336.667 4 Tháng 8/2020 (2) 602.507 859.360 360.000 5 Tháng 12/2020 (1) 597.693 793.000 252.820 6 Tháng 12/2020 (2) 600.154 616.440 208.461 7 Tháng 01/2021 (1) 551.609 871.103 211.050 8 Tháng 01/2021 (2) 584.872 789.840 202.548

Có thể thấy, tất cả các mẫu nước tại các điểm nghiên cứu trên đều có mặt vi nhựa. Mật độ hạt vi nhựa trung bình phát hiện tại các vị trí lấy mẫu nước có sự biến động khá lớn (Hình 3.6) mật độ hạt vi nhựa ghi nhận tại vị trí cầu Đọ, sơng Đáy cao nhất (958.414 hạt/m3), sau đó đến vị trí cầu Quế (597.716 hạt/m3). Mật độ hạt vi nhựa trong nước mặt tại hai vị trí này cao, có thể lý giải là do đây là hai điểm sau khi tiếp nhận lượng lớn nước thải từ khu vực nội thành Hà Nội (nơi có mật độ dân số cao) chảy qua sơng Nhuệ. Điều đó đã kéo theo mật độ vi nhựa tăng đột biến. Tại vị trí Đị Thơng có mật độ hạt vi nhựa thấp nhất (218.720 hạt/m3) một số nguyên nhân có thể kể đến như: mật độ dân số tại khu vực này khơng cao, hoạt động sản xuất ít dẫn đến lượng nước thải thải ra ít hơn, đồng thời lưu lượng nước ở khu vực này lớn.

Hình 3.6. Mật độ vi nhựa trung bình tại các điểm nghiên cứu

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) về mật độ hạt vi nhựa giữa hai vị trí lấy mẫu Cầu Quế và Cầu Đọ và vị trí lấy mẫu Đị Thơng. Điều này có thể cho thấy nồng độ hạt vi nhựa trong nước mặt có xu hướng giảm dần khi dịng chảy từ nới có mật độ tập trung dân cư cao đến nơi có mật độ dân cư thấp. Nghiên cứu của Kataoka et al., (2019) cũng đã báo cáo rằng tại các khu vực đông dân cư và khu cơng nghiệp có nhiều hạt vi nhựa hơn. Mật độ dân số cao cùng với các hoạt động của con người, các khu vực đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, du lịch tỷ lệ thuận với hàm lượng vi nhựa trong môi trường. Nồng độ hạt vi nhựa xác định trong nghiên cứu này đều cao hơn so với nồng độ hạt vi nhựa ở sơng Sài Gịn và các kênh đơ thị đoạn qua thành phố Hồ Chí Minh trong các nghiên cứu trước đây [6, 12]. Hệ thống sông, cửa biển này bị ảnh hưởng phần lớn bởi ngành dệt may, mật độ rất cao của sợi nhân tạo được xác định từ 22.000 đến 251.000 sợi/m3. Bên cạnh đó, tốc độ dòng chảy của nước đoạn chảy qua cầu Quế và cầu Đọ thấp hơn tốc độ dòng chảy của nước đoạn chảy qua Đị Thơng. Nghiên cứu của Joseph et al., 2018 đã ghi nhận rằng thủy động lực học có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của mật độ hạt vi nhựa. Tại các nơi có vận tốc dịng chảy thấp có thể tạo điều kiện cho sự lắng

đọng của trầm tích và các hạt vi nhựa cao hơn các nơi có vận tốc dịng chảy cao. Điều này có thể giải thích thêm cho kết quả thu được trong nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ hạt vi nhựa trong nước mặt tại một số khu vực hạ lưu sông Đáy (Cầu Đọ, Cầu Quế và Đị Thơng) ở mức rất cao so với các khu vực có chất lượng mơi trường tốt như sông Danube, Áo hay sông Goiana, Brazil (Bảng 3.2). Nồng độ hạt vi nhựa trong nước mặt tại một số khu vực trong nghiên cứu này cao hơn nhiều so với các khu vực bị ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng như sông tại Los Angeles (Mỹ), một số sông ở Trung Quốc, Đức hay Hà Lan.

Bảng 3.2. Nồng độ hạt vi nhựa trong mẫu nước mặt tại

khu vực nghiên cứu và một số khu vực khác.

Nơi thu mẫu

Kích thước lưới thu mẫu

(µm)

Mật độ nhựa lớn nhất (hạt/m3)

Tài liệu tham khảo Sơng Danube Áo 500 1,42x102 (Lechner và cs.2014) Sông ở Đức và kênh Hà Lan 300 1,87x105 (Leslie và cs., 2017) Three Gorges Dam

Trung Quốc 48 1,26x104 Wang,2017)(Di và

Cửa sông Yangtze

Trung Quốc 32 1,02x104 (Zhao và cs.,2014) Sông tại Los Angeles

Mỹ 800; 500 1,29x104 (Moore và cs.,2011) Cửa sông, Goiana

Brazil 300 0,19

(Lima và cs., 2014) Cầu Đọ, sông Đáy

Việt Nam 300 0,99x106 Nghiên cứu này

Cầu Quế, sông Đáy

Việt Nam 300 0,61x106 Nghiên cứu này

Đị Thơng, sơng Đáy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy. (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w