Kết quả nghiên cứu và nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 58)

khoản của các ngân hàng thương mại.

3.6.1. Kết quả nghiên cứu

Sau khi sử dụng phần mềm phân tích Eview 6.0 để chạy các dữ liệu đã thu thập

được dựa trên mơ hình nghiên cứu đã đưa ra ở chương 2, kết quả nghiên cứu đưa ra

mơ hình hồi quy với phương trình sau:

LIQUID = 0.730190 - 0.040553TA - 0.143345 E/TA - 0.142343TL/TD (3.3)

Như vậy sau khi đưa ra mơ hình bằng phần mềm Eview 6.0 cho thấy tính thanh

khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố là: tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mơ ngân hàng.

3.6.2. Giải thích kết quả của các hệ số hồi quy

3.6.2.1. Hệ số hồi quy biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng (TL/TD) hàng (TL/TD)

Biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng (TL/TD) có mức

tương quan - 0.142343 với tính thanh khoản của ngân hàng và có giá trị P xấp xỉ bằng 0. Khi các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, ra sức gia tăng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động vào ngày càng khó khăn và hạn chế thì

điều này sẽ làm giảm nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân

49

2008 đến 2010 khi mà lãi suất huy động vốn luôn ở mức rất cao nhưng các vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn trong ngân hàng, vì vậy các ngân hàng này cịn

phải huy động vốn thông qua thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất lớn hơn mức lãi suất huy động trong dân cư rất nhiều để đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay và thanh toán cho các khách hàng rút tiền.

3.6.2.2. Hệ số hồi quy biến tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng

Biến này có ý nghĩa thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng thương mại khi có rủi ro xảy ra, tương tự như ý nghĩa của hệ số an toàn vốn trong ngân hàng (CAR). Trong bài nghiên cứu này biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu / tổng tài sản có ngân hàng có mức tương quan ngược chiều - 0.143345 với tính thanh khoản của ngân hàng. Ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhà nước bắt buộc tăng vốn điều lệ ngân hàng nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), các ngân hàng thương mại ln phải tìm mọi

cách để tăng vốn tự có của mình. Tuy nhiên việc tăng vốn này sẽ gián tiếp làm

giảm hiệu quả kinh doanh của đồng vốn chủ sở hữu (ROE). Vì vậy để ROE khơng giảm trong khi hệ số an toàn vốn tăng, ngân hàng buộc phải tăng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bằng cách tăng hệ số địn bẩy tài chính thơng qua mở rộng đầu tư, tín dụng… Vì thế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái như từ năm 2008 đến nay sẽ làm cho các ngân hàng dễ rơi vào rủi ro và giảm tính thanh khoản.

3.6.2.3. Hệ số hồi quy biến qui mơ ngân hàng.

Biến này có mức tương quan - 0.040553 với tính thanh khoản của ngân hàng và giá trị P bằng 0.005. Điều này đồng nghĩa tổng tài sản có mối quan hệ tương

quan ngược chiều với tính thanh khoản. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Akhtar cùng các cộng sự (2011) tác giả đã tìm thấy tác động có ý nghĩa cùng chiều của biến này khi nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại ở Pakistan trong thời gian 2006- 2009. Ở Việt Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm đa số. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước trong

50

việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với giá rẻ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh

của các ngân hàng này hầu như không cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn cao

hơn so với trung bình ngành. Mặt khác trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, các

ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình khá cao xấp xỉ 32%/năm, trong đó dư nợ của khối xây dựng và bất động sản chiếm khoảng 40% tổng dư nợ ngân hàng. Chính vì thế khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã làm cho các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng trong tổng dư nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tính thanh khoản của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56 - 58)