Từ kết quả phân tích mơ hình hồi quy trên ta thấy, biến phụ thuộc tính thanh khoản của ngân hàng chịu tác động của 3 yếu tố: tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mơ ngân hàng. Các biến này đều có tác động âm ngược chiều với tính thanh khoản của ngân hàng.
Trong 3 yếu tố tác động đến tính thanh khoản của ngân hàng, yếu tố tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng có tác động cao nhất đến tính thanh khoản của ngân hàng, sau đó đến yếu tố tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng và cuối cùng là qui mơ ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu trước đây của Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqad (2011): nghiên cứu đưa ra giả định có 5 yếu tố ảnh hưởng, kết quả có 4 yếu tố ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là quy mơ
ngân hàng và vốn lưu động ròng, biến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng khơng có mối quan hệ.
Kết luận chương 3
Chương 3 với nội dung là sử dụng số liệu đã thu thập được dùng phần mềm
Eview 6.0 chạy hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã đưa ra được mô
51
chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng có tác động cao nhất đến tính thanh khoản của ngân hàng, đây cũng là chương chính trong 4 chương.
Phương trình hồi quy có dạng:
LIQUID = 0.730190 - 0.040553TA - 0.143345E/TA - 0.142343 TL/TD
Từ đó phân tích những nhân tố tác động đến LIQUID (Tính thanh khoản của ngân hàng), đây cũng là cơ sở để hình thành chương 4 (Chương kết luận và kiến nghị).
52
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Giới thiệu
Mục đích của chương 4 là tóm tắt các kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, đưa ra kết luận và kiến nghị từ nghiên cứu đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.