Nghĩa của kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 63)

Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy đa biến với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005

đến 2010. Kết quả phân tích các biến của mơ hình nghiên cứu tại bảng 3.3 có 03 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng, và qui mơ ngân hàng. Trong 3 biến này chỉ có dấu của biến tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng là thỏa kỳ vọng của mơ hình nghiên cứu (mang dấu âm), 2 biến còn lại là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng và qui mơ ngân hàng ngược với dấu kỳ vọng ban đầu của mơ hình (đều mang dấu âm). Điều này cho thấy tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại sẽ bị

ảnh hưởng khi các biến này tăng 01 đơn vị trong điều kiện các biến cịn lại khơng

54

4.3.1. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng

Kết quả phân tích mơ hình được trình bày ở bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách hàng có mối quan hệ tương quan ngược chiều với tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ tổng dư nợ cho vay / tổng tiền gửi từ khách

hàng càng cao thì tính thanh khoản của ngân hàng càng bị giảm xuống. Trên thực tế, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2010 khi các ngân hàng thương mại Việt Nam

luôn đặt chỉ tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thông qua việc đẩy mạnh gia tăng dư nợ tín

dụng. Điều này đã dẫn đến việc các ngân hàng chạy đua lãi suất trong huy động vốn và vay nóng trên thị trường liên ngân hàng để tìm đủ nguồn vốn bị thiếu hụt đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản bị thiếu hụt của mình. Vì vậy, khi hoạch định các

chiến lược định hướng phát triển cho ngân hàng mình, các nhà quản lý ngân hàng cần có được cái nhìn sáng suốt và khơng nên vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận mà sẵn

sàng đánh đổi tính thanh khoản của ngân hàng mình.

4.3.2. Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng

Tương tự như biến giải thích ở trên, tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng

tài sản có ngân hàng cũng có mối quan hệ tương quan nghịch với với tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Mối quan hệ này có ý nghĩa khi ngân hàng có tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu ngân hàng / tổng tài sản có ngân hàng càng cao thì càng làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng.

Điều này được giải thích là do khi các ngân hàng thương mại gia tăng vốn chủ

sở hữu để nâng cao năng lực tài chính của mình mà tốc độ tăng trưởng của tín dụng và các nguồn thu dịch vụ khác không theo kịp tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu thì điều này sẽ gián tiếp làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE) của các ngân hàng. Do đó việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ tạo sức ép ngược lên chính các

CEO điều hành của ngân hàng phải tìm mọi cách để gia tăng lợi nhuận thơng qua

việc mở rộng tín dụng, đầu tư tài chính… Chính điều này cũng góp phần làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng do mọi nguồn lực huy động được đều tập trung để ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

55

4.3.3. Quy mô ngân hàng

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy rằng nếu qui mơ ngân hàng càng lớn thì tính thanh khoản của ngân hàng cũng càng giảm. Ở Việt Nam, các ngân hàng có quy tổng tài sản lớn thường là các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm đa số. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi của nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn lớn với giá rẻ, tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này hầu như không cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn cao hơn so với trung bình ngành. Mặt khác trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc

độ tăng trưởng tín dụng trung bình khá cao xấp xỉ 32%/năm, trong đó dư nợ của khối xây dựng và bất động sản chiếm khoảng 40% tổng dư nợ ngân hàng. Chính vì thế khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng địa ốc năm 2008 đã làm cho các ngân hàng tại Việt Nam có tỷ trọng dư nợ bất động sản và xây dựng trong tổng dư nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 63)