PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu SKKN hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề địa lí nông nghiệp lớp 10 (Trang 43 - 46)

- Dạy học Địa lí muốn hiệu quả thường phải gắn liền kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống Đầu năm học, sau khi căn cứ công văn3280/BGD ĐT GDTrH

6. Hiệu quả sáng kiến

PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận

1. Kết luận

Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thường niên của giáo viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của bản thân cũng như vận dụng chúng để phát huy giá trị thực tiễn của mơn học trong chương trình phổ thơng . Lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng và có tính thực tiễn là ưu tiên số một trong sáng kiến này.

Thanh Chương nói chung và Thanh Mai, Thanh Tùng nói riêng là những địa phương gắn với lịch sử phát triển của Trường chúng tôi trong suốt chiều dài phát triển với đa phần học sinh gắn bó với ngơi trường mà chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy và đây cũng là các thế hệ trực tiếp khai thác các lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế -xã hội nơi mình sinh sống. Về tự nhiên đây là các địa phương miền núi,khí hậu địa hình và thổ nhưỡng có nhiều lợi thế trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Trong những năm trước điều kiện sống của đa phần người dân thuộc các xã trên hầu như phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản, hiện nay thế mạnh đó đang ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức. Cùng với sự phát triển nói chung của nền kinh tế đất nước kinh tế xã hội của các địa phương nói trên cũng đang dần khởi sắc nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp và kịp thời.

Cây chè đã và đang được xem là cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội của địa phương. Được các địa phương trên đưa vào chương trình: Mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Mục đích của đề tài sáng kiến là thổi thêm làn gió mới góp phần đưa những kiến thức lí thuyết đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn giúp các em học sinh có cái nhìn bao qt và chân thực hơn bức tranh kinh tế của quê hương nơi mình sinh sống , hình thành và phát triển thái độ cầu tiến thơng qua việc tham quan các mơ hình do các cựu học sinh của nhà trường làm chủ như xưởng chế biến chè Đường Thích,Truyền Thống và Sơn Tâm, Hữu Nghị đồng thời cũng giúp các em định hướng nghề nghiệp thông qua chia sẻ của những ông chủ trẻ trong vấn đề khởi nghiệp cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương trong thời gian tới.

Qua đề tài này chúng tôi cũng mong muốn quảng bá thêm cho các sản phẩm công nghiệp chế biến của địa phương thông qua mạng xã hội, giúp nhiều người con quê hương xa quê luôn hướng về nơi mình sinh ra và lớn lên. Đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư đang có tâm huyết có thêm cơ sở trong việc lựa chọn đầu tư trong tương lai, để từ cây chè có thể phát triển thêm các mơ hình kinh tế khác nhằm phát huy tổng thể thế mạnh của vùng.

Từ thực tiễn tổ chức hoạt động dạy học này, chúng tôi lại một lần nữa thấm nhuần ý kiến của PGS – TS Đinh Thị Kim Thoa – Chủ nhiệm khoa các khoa học

giáo dục, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội: “...Làm thực

hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực

hành”

Để hồn thiện đề tài này chúng tơi xin chân thành gửi đến các gia đình mà chúng tơi trực tiếp cho học sinh tham quan trải nghiệm như xưởng Đường Thích, Truyền Thống ,Sơn Tâm và Hữu Nghị lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng. Đồng thời chúng tôi cũng gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường lời cảm ơn chân thành vì đã tạo mọi điều kiện cho thầy và trò cùng thực hiện đề tài này. Cảm ơn các em học sinh là chủ thể chính trong hoạt động trải nghiệm, nỗ lực của các em là động lực cho chúng tơi hồn thiện đề tài này.

2. Kiến nghị

Nhận thấy hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh học tập gắn liền với thực tiễn địa phương là khá tốt nên chúng tôi mạnh dạn kiến nghị:

- Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm cho các mơn học trong chương trình giáo dục địa phương thuộc chương trình phát triển nhà trường.

- Các môn học và các giáo viên cũng cần tiến hành các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để phát huy các năng lực và phẩm chất của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.

Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tơi trong qua trình tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm thực tế để nhằm hình thành tư duy phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa ở địa phươngcho các em. Đề tài có thể được coi là bài học kinh nghiệm cho những giáo viên Địa lí nói riêng và các mơn khoa học khác nói chung khi tiến hành tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục vào trong bài học và tiến hành cho học sinh trải nghiệm sáng tạo để nhằm phát triển các phẩm chất năng lực một cách toàn diện cho học sinh.

Với khả năng và trình độ cịn nhiều hạn chế chắc chắn đề tài cịn nhiều thiếu sót cả về nội dung lẫn phương pháp nhưng đây là tất cả tâm huyết và nỗ lực của chúng tơi. Rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để chúng tơi có thêm hiểu biết và động lực trong việc thực hiện các đề tài tiếp theo.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu khảo sát đối với giáo viên

1 Câu hỏi Phƣơng án lựa chọn

1

Việc cho học sinh trải nghiệm thực tiễn địa phương trước và sau khi

học cần thiết không?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần

2

Thầy/cô đã bao giờ cho học sinh tiến hành đi trải

nghiệm thực tiễn chưa?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

3

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến thầy/cô chưa tiến hành cho học sinh đi trải

nghiệm? Do kinh phí nhà trường hạn chế Do giao thơng địa phương khó khăn Ngại tổ chức 4

Thái độ của học sinh khi học tập chủ yếu trên lớp

như thế nào?

Rất nhàm chán Nhàm chán Bình thường

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát đối với học sinh

TT Câu hỏi Phƣơng án lựa chọn

1

Em đã được học tập trải nghiệm trong thực tiễn chưa?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

2

Em đã bao giờ vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tiễn địa phương mình chưa?

Thường xuyên Thình thoảng Không bao giờ

3

Theo em để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cách nào sau đây hiệu quả nhất?

Đọc tài liệu mạng xã hội Tham khảo địa phương Đi thực tế

4

Em có mong muốn được học tập kết hợp trên lớp và trải nghiệm thực tiễn không?

Rất mong

Phụ lục 3.

Một phần của tài liệu SKKN hình thành tư duy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương cho học sinh thông qua dạy học trải nghiệm chủ đề địa lí nông nghiệp lớp 10 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)