Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu CHI TRẢ DỊCH vụ hệ SINH THÁI (Trang 26 - 32)

Chính sách chi trả DVMTR thực hiện tại Việt Nam được quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ và các thơng tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 99. Các loại dịch vụ môi trường rừng được quy định trong Nghị định này gồm:

a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;

b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Ba loại DVMTR đã thực hiện chi trả từ năm 2011 đến nay, gồm:

Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối;

Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch, cụ thể:

- Các nhà máy thủy điện chi trả cho dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mịn, bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối: 20 đồng/kwh điện thương phẩm;

- Các cơ sở cung ứng nước sạch chi trả cho dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội: 40 đồng/m3 nước thương phẩm;

- Các cơ sở kinh doanh du lịch có sử dụng môi trường rừng chi trả cho dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch: 1%-2% tổng doanh thu trong kỳ.

Quá trình chi trả DVMTR chủ yếu ủy thác qua hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển các cấp để chi trả cho chủ rừng trong lưu vực. Sau hơn 5 năm triển khai chính sách đã thu được hơn 6.510 tỷ đồng tiền DVMTR để chi trả cho chủ rừng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ngày 02/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/NĐ- CP về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Theo đó, từ ngày 01/01/2017 đơn giá tiền DVMTR đối với các nhà máy thủy điện sẽ tăng từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh điện thương phẩm; đối với các nhà máy cung ứng nước sạch đơn giá sẽ tăng từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3 nước thương phẩm.

Các thành tựu chính của PFES tại Việt Nam là: Cơ cấu thể chế, bộ máy tổ chức ở cấp tỉnh đã sẵn sàng; và nguồn thu từ PFES là rất đáng kể, đặc biệt là nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện và công ty cung cấp nước.

Bộ NN&PTNT đã thành lập Quỹ BV&PTR Việt Nam và Ban điều hành Quỹ. Theo số liệu của VNFF (2014), Ban chỉ đạo chi trả DVMTR đã được thành lập ở 40 tỉnh, trong đó có 36 tỉnh đã thành lập Quỹ BV&PTR và có 22 Quỹ tỉnh trong số này đã ổn định về tổ chức và thực hiện chi trả DVMTR.

Theo báo cáo số 1404/BC-BNN-TCLN ngày 24/5/2011 của Bộ NN&PTNT về “Tổng kết Dự án 5 triệu hecta rừng và chương trình bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2020”, đến năm 2011 cả nước đã thực hiện giao 2.806.357 ha rừng cho hộ gia đình và cá nhân và đã khoán 2.454.480 ha rừng cho các hộ gia đình để bảo vệ rừng. Số liệu thống kê đến năm 2010 có 1.249.602 hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng và trồng rừng, trong đó có 484.893 hộ nghèo (chiếm 38,6%), chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc ở vùng rừng núi. Các hộ gia đình là chủ rừng hoặc nhận khốn bảo vệ rừng đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng thực hiện Dự án 5 triệu hecta rừng.

Từ năm 2011, Nhà nước đã kết thúc Dự án 5 triệu hecta rừng và chuyển sang thực hiện “Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020”theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR của 18 tỉnh, chỉ có 5 tỉnh hồn thành (100%) việc rà sốt lưu vực, hiện trạng rừng, xác định chủ rừng để lập hồ sơ chi trả. Có 3 tỉnh chưa thực hiện hoặc đang ở bước chuẩn bị thực hiện việc rà soát này (<10%). Phần lớn các tỉnh còn lại chưa hoàn thành ở các mức độ khác nhau, biến động từ 10% đến 90%.

Điều này cho thấy phải mất một số lượng thời gian và kinh phí đáng kể nữa thì chính sách chi trả DVMTR mới có thể được thực hiện trên tồn bộ diện tích rừng cung ứng DVMTR và tiền chi trả DVMTR mới có thể đến được các hộ dân bảo vệ các diện tích rừng này.

Trong 3 loại rừng, rừng đặc dụng được chi tiền DVMTR ít nhất để bảo vệ, trong khi loại rừng này đang chứa đựng các giá trị cao về hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học, là đối tượng ưu tiên hàng đầu để bảo tồn, phục vụ cho sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Chưa có phân tích nào về ngun nhân của tình trạng này. Cũng chưa rõ tiền chi trả DVMTR có đang được chi cho các diện tích đất lâm nghiệp chịu rủi ro mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng cao nhất hay khơng, vì bản đồ PFES cơ bản được xây dựng trên cơ sở bản đồ lưu vực, chứ không phải dựa vào mức độ rủi ro mất rừng.

Công việc giám sát chi trả DVMTR chưa được quy định để thực hiện, bao gồm giám sát diễn biến tình hình số lượng và chất lượng của những diện tích rừng cung ứng DVMTR và giám sát diễn biến thu nhập của các hộ dân sau khi được nhận tiền chi trả DVMTR.

Đến hết tháng 8/2014, đã ký được 351 hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử dụng DVMTR, thu tiền chi trả cho các chủ rừng, trong đó: Quỹ Trung ương ký 41 hợp đồng (thủy điện: 36 hợp đồng và nước sạch: 5 hợp đồng); Quỹ địa phương ký 310 hợp đồng (Thủy điện 199 hợp đồng, nước sạch 67 hợp đồng và du lịch 44 hợp đồng). Các Quỹ tỉnh ký nhiều hợp đồng gồm: Lâm Đồng: 37 hợp đồng, Lào Cai: 56 hợp đồng, Đắk Lắk: 8 hợp đồng, Quảng Nam: 21 hợp đồng, Gia Lai: 36 hợp đồng, Đắk Nông: 11 hợp đồng, Kon Tum: 11 hợp đồng.

Công tác truyền thông đã được các cơ quan Trung ương và địa phương chú trọng, với số lượng các tờ rơi, tờ gấp, pano, biển

hiệu, các cuộc tuyên truyền lưu động, phát thanh truyền hình với 351 bài trên các báo; 4.177 lượt phát thanh; 129 tin phóng sự truyền hình; 287.876 tờ rơi, tờ gấp từ 5 Trung ương đến địa phương. Tất cả các kênh thơng tin này đã truyển tải, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị và của người dân.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương và các địa phương tăng cường hợp tác với các đối tác có liên quan (Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức, VFD/Winrock International, CIFOR, ADB, UNDP và một số tổ chức phi chính phủ) để triển khai thực thi các sáng kiến, cơ chế tài chính mới.

Một phần của tài liệu CHI TRẢ DỊCH vụ hệ SINH THÁI (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w