Đặc điểm kinh tế-xã hội * Kết cấu hạ tầng :

Một phần của tài liệu CHI TRẢ DỊCH vụ hệ SINH THÁI (Trang 39 - 47)

- Hệ thống cung cấp điện, nước:

Nguồn điện cung cấp cho huyện khá ổn định, gồm Nhà máy thủy điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thủy điện Hàm Thuận - Đa Nhim (công suất 475 MW) và thủy điện Đại Ninh đang được thi công (công suất 300 MW), các nhà máy điện diêzen Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay, 100% số xã có điện đến trung tâm.

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, cơng suất 35.000 m3/ngày-đêm hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải cơng nghiệp và sinh hoạt đang được hồn thiện.

Với tổng chiều dài trên 1.700 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ của huyện đã đến được hầu hết các xã và cụm dân cư. Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đơng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính - viễn thơng hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nhà đầu tư. Đến hết năm 2005, hệ thống điện thoại đã đến 145/145 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân đạt 16,9 máy.

Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Con đường nối giữa 2 thành phố Đà Lạt và Nha trang có chiều dài 140 km đang được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa 2 trung tâm du lịch lớn. Tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây đang tiếp tục đầu tư, đường Trường Sơn Đông đang được xây dựng.

- Tiềm năng du lịch :

Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gien động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực

đầu nguồn của 7 hệ thống sơng, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngồi nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang.

Trung tâm du lịch phía bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thơng thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thơng, bên cạnh đó là các cơng trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực.

Trung tâm du lịch phía Nam gồm thị xã Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ơn hịa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây cịn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên...

Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao...

* Nguồn lực :

Dân số tồn tỉnh có đến 31/12/2005 là 1.169.851 người, trong đó dân số nơng thơn 649.412 người, chiếm 61,47%. Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đơng nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% ..., còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh. Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng.

Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp, quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có giảm nhưng vẫn cịn lớn, bình qn hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000 người di cư tự do vào Lâm Đồng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 1 trường CĐSP, 1 trường trung học y tế, 2 trường trung học kinh tế - kỹ thuật, 2 trường dạy nghề, hàng năm cung cấp hàng nghìn lao động có tay nghề cho địa phương. Nhiều trung tâm nghiên cứu

của TW đóng trên địa bàn như Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh học,... đã góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế:

Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng.

Tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành tổ chức lãnh thổ hợp lý, xây dựng Đà Lạt thành trung tâm du lịch, nghỉ ngơi của cả nước và quốc tế, thị xã Bảo Lộc là trung tâm công nghiệp chế biến nơng, lâm, khống sản của tỉnh. Phát triển hành lang kinh tế QL 27 gắn với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Rút ngắn khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong tỉnh. Ổn định và phát triển các vùng chun mơn hóa nơng, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Từ đặc điểm là tỉnh miền núi cao, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó khăn, nhiều vùng kinh tế mới nên xuất phát điểm về kinh tế của Lâm Đồng còn thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ và hồn chỉnh, trình độ dân trí chưa cao, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân cịn nhiều khó khăn,

nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đó là những thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tới.

Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005.

Phương hướng, mục tiêu tổng quát:

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII tiến hành từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 1 nam 2001 đã thảo luận và nhất trí thơng qua một số van kiện quan trọng, trong dó xác định Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 nam 2001-2005 với phương hướng phát triển là: Phát huy nội lực,

đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; phấn đấu phát triển nông – lâm nghiệp bền vững, xây dựng ngành du lịch - dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, tiếp tục xây dựng mạng lưới công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu và phát triển lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế. Tập trung đầu tư phát triển các địa bàn kinh tế động lực, các ngành sản xuất có khả năng thu hút nhiều lao động và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; trên cơ sở đó đầu tư trở lại cho các địa bàn chậm phát triển, từng bước rút ngắn sự chêch lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, các dân tộc trong tỉnh. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Củng cố, kiện tịan hệ thống chính trị vững chắc từ tỉnh đến cơ sở; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội

Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là: Tập trung các nguồn

lực và phát huy nội lực; tăng cường địan kết nhất trí, chủ động, năng động sáng tạo, giữ vững ổn định chính trị để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, kết hợp với giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của xã hội; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho sự phát triển vào những năm sau.

Mục tiêu và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể:

Mục tiêu tổng quát nêu trên được cụ thể hóa thành định hướng phát triển và các chỉ tiêu kế họach chủ yếu sau:

* Về kinh tế:

- Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 11-12%. - GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt từ 5,5 – 6 triệu đồng.

- Nhịp độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của các ngành: nông - lâm - thủy 10-11%, dịch vụ 13-14%, công nghiệp- xây dựng 16-17%.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình qn 13%/năm.

- Tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách đạt 9-10% so với GDP.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 1,5 lần so với 5 năm 1996-2000, đầu tư vào ngành nông lâm thủy 28,5%, ngành dịch vụ 27%, ngành công nghiệp 23%, kết cấu hạ tầng 21,5%.

- Đến năm 2005: Tỷ trọng trong GDP của ngành nông lâm thủy 48%, ngành dịch vụ 31%, ngành công nghiệp – xây dựng 21%.

* Về văn hóa – xã hội :

- Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,5 -0,6 %o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 dưới 1,7%. Quy mô dân số năm 2005 giữ mức 1,2 triệu người.

- Đến năm 2005 tất cả trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các lọai vắc xin.

- Năm 2005 tỷ lệ trẻ em 8-12 tuổi bị bệnh bướu cổ còn dưới 9%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuối từ 34,4% năm 2000 xuống còn 25% năm 2005.

- 70% cụm xã có phịng khám khu vực, 80% xã, phường, thị trấn có bác sĩ.

- Giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm dưới 1/100.000 dân.

- Đến năm 2005 có 60% dân số nơng thơn được dùng nước sạch.

- Tạo việc làm mới hàng năm cho 16-18 ngàn lao động.

- Đến năm 2005, cơ bản xóa bỏ hộ đói, thu hẹp hộ nghèo xuống dưới 8%; trong đó, giảm hộ đói nghèo riêng vùng dân tộc thiểu số xuống cịn dưới 13%.

- Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt các chính sách xã hội.

- Thực hiện tốt cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội.

- Phấn đấu đến năm 2005 có 50-55% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 55-60% thôn, buôn, khu phố, 80% cơ quan đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa; phủ sóng phát thanh - truyền hình đến hầu hết các vùng trong tỉnh và 90-95% dân số trong tỉnh được xem truyền hình.

- Phấn đấu đến năm 2005 số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 30%; thị xã Bảo Lộc và hầu hết các thị trấn và 50% số xã còn lại đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ đạt 15%, vào lớp mẫu giáo đạt 70%, hầu hết số người dân tộc trong độ tuổi đến lớp. Tỷ lệ học sinh học ở các trường, lớp ngòai quốc lập: Mầm non chiếm 80%, tiểu học 1%, trung học cơ sở 25%, trung học phổ thông 40%, chuyên nghiệp và học nghề 60% ( không kể cao đẳng sư phạm); tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 20%.

- Giữ vững ổn định chính trị, trât tự an tồn xã hội.

Một phần của tài liệu CHI TRẢ DỊCH vụ hệ SINH THÁI (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w