nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị... Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định rõ trong điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Đảng Cộng sản Việt Nam được người làm chủ là nhân dân tín nhiệm và tin cậy giao trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước, cần phải nâng tầm trí tuệ và tư tưởng, nâng cao năng lực lãnh đạo và phong cách lãnh đạo, kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu, thành tích, cơ hội, thực dụng vẫn cịn đâu đó trong một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới, đồng thời quản lý, điều hành mọi hoạt động xây dựng và thi
hành luật pháp, cần phải được hoàn thiện về bộ máy tổ chức, trong đó chất lượng của con người trong từng tổ chức, từng cơ quan của bộ máy nhà nước cần được nâng lên một tầm cao mới.
3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý chính quyền đơ thị đồng bộ
với Luật Thủ đô và hệ thống pháp lý chung
Hệ thống luật pháp của chúng ta hiện nay đang còn nhiều bất cập, do đó cần phải xây dựng và hồn thiện trên cả ba điểm, là hệ thống pháp luật chung, hệ thống Luật thủ đơ và luật chính quyền địa phương . Về hệ thống pháp luật chung phải bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, thực sự bảo vệ được các quyền của công dân. Về Luật thủ đô, cần phải nghiên cứu và xem xét lại những điểm chưa phù hợp với cơ chế mới theo hướng đồng bộ với luật chính quyền địa phương mà ta đang xây dựng. Cịn đối với chính quyền địa phương, Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội thông qua và theo Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Hiến pháp năm 2013, chúng ta cần tiến hành nghiên cứu xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhằm định rõ mơ hình tổ chức hợp lý, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạt động phù hợp đối với chính quyền địa phương nói chung, chính quyền đơ thị nói riêng, bảo đảm hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
3.2.1.3. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính
quyền địa phương ở TP Hà Nội
Cần đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương ở TP Hà Nội, trên cơ sở mở rộng quyền tự chủ và tăng cường sự giám sát của nhân dân, căn cứ vào những tình hình và điều kiện cụ thể của TP Hà Nội, nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với toàn bộ hệ thống chính quyền nói chung, nhất là đối với chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Khẳng định vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, triệt để của Ðảng bộ thành phố; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Ðảng, đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị
trong hệ thống chính trị thành phố. Cần xác định rõ việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền địa phương là cơng việc hệ trọng, địi hỏi các cấp phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao; đồng thời, cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, sát với đặc điểm, nhiệm vụ lãnh đạo của từng cấp, từng ngành và đặc thù của Thành phố Hà Nội.
3.2.1.4. Tăng cường cơng tác cải cách thủ tục hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân; xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, quản lý nhà nước có hiệu quả, giảm mạnh, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra cải cách thủ tục hành chính, tập trung chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phuc vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nhận, thụ lý, giải quyết thủ tục hành chính trên tinh thần "lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc".
UBND thành phố đã ban hành quyết định số 522/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố; Quyết định số 1665/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố.
Tăng cường rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chuẩn hóa thủ tục hành chính, xây dựng quy trình nội bộ, hồn thiện quy chế làm việc của các cấp, các ngành, các bộ phận trong tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tăng cường kỷ luật công vụ trong thực hiện các nhiệm vụ, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND TP.
Phân định rõ hơn vai trị và hồn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Quy định rõ trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mơ và vai trị của kinh tế nhà nước để quản lý thị trường, điều tiết thu nhập, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền và các tầng lớp dân cư. Kiểm soát việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn, tài sản cơng, khắc phục tình trạng vơ chủ, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
3.2.1.5. Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền đơ thị
Chúng ta có thể học hỏi các nước phát triển như Nhật bản, Singapo, Hàn Quốc… trong việc xây dựng chính quyền đơ thị tự chủ/tự quản (Autonomus status) với bản chất trao quyền cho “thị dân”, đây cũng là mục tiêu hướng tới và cần hiện thực hóa bằng các bước đi cụ thể, có tính đến điều kiện ở Việt Nam. Chúng ta cần mạnh dạn trao cho nhân dân quyền trực tiếp chọn lựa người đứng đầu qua hình thức tranh cử. Đồng thời, nâng cao vị thế HĐND để trở thành đối trọng bằng các quyền giám sát và năng lực giám sát. Việc bầu cử trực tiếp phổ thông đầu phiếu cũng là mơ hình đáng tham khảo và sử dụng trong điều kiện dân trí đã nâng cao. Đã trao quyền thì phải trao thực quyền. Việc tổ chức HĐND chỉ có ý nghĩa khi có ngân sách riêng và chính sách riêng gắn với các sắc thuế riêng và loại phí riêng. Các vị trí phải độc lập, hành pháp thì khơng làm giám sát và ngược lại. Điều này cũng trùng với yêu cầu các vị trí dân bầu phải làm chuyên trách cao hơn. Và tất nhiên, để đồng bộ với hệ thống pháp lý chung, chúng ta cũng phải cải cách toàn bộ hệ thống chính trị cho phù hợp.
3.2.1.6. Đảm bảo tối cao nguyên tắc tập trung dân chủ và xây dựng cơ chế
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phải phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính; phân cơng, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan nhà nước cấp trên và của Trung ương.
Mơ hình chính quyền đơ thị ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thí điểm với phương án đề xuất là chính quyền đơ thị chỉ có một cấp chính quyền duy nhất có HĐND và UBND dù đơ thị có quy mơ lớn hay nhỏ. Những đơ thị có quy mơ lớn thì cần thêm cánh tay nối dài là quận và phường. Quận và phường chỉ là những cơ quan hành chính địa phương, khơng phải là những cấp chính quyền đầy đủ có HĐND và UBND hay gọi là cấp chính quyền trung gian.
Khi thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị tại Thành phố Hà Nội đã có phương án khơng tổ chức HĐND ở cấp quận, phường. HĐND cấp phường đang hoạt động rất hình thức, đồng thời kiến nghị bỏ HĐND cấp này, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp quận, huyện theo tinh thần gọn nhẹ, hiệu quả. Trong trường hợp nếu cịn duy trì hoạt động của HĐND cấp xã phường thì nên cơ cấu để Bí thư Đảng ủy nên kiêm Chủ tịch HĐND. Nhiều ý kiến đề nghị, nếu xây dựng chính quyền đơ thị, bộ máy chính quyền cần được tổ chức tinh gọn, giảm số lượng cán bộ cấp xã phường; tăng cán bộ chuyên trách; thực hiện khoán chi ở địa phương. Xây dựng chính quyền đơ thị phải giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau trong bộ máy hành chính và nguyên tắc đầu tiên là tinh gọn. Có những ý kiến cho rằng, khơng nhất thiết phải tổ chức thiết chế HĐND đủ từ cấp quận, huyện đến xã, phường. Nhưng khi bỏ HĐND, phải tăng kiểm soát quyền lực qua lăng kính của nhân dân. Đồng thời, rà sốt, giảm bỏ những tầng lớp trung gian, để gọn đầu mối, tiết kiệm ngân sách.