Vị trí địa lý kinh tế – chính trị của tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh tiền giang đến 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG I : CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1 Vị trí địa lý kinh tế – chính trị của tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ bắc sơng Tiền với chiều dài trên 120km; cĩ tọa độ địa lý 105049’07’’ đến 106048’06’’ kinh độ Đơng và 10012’20’’ đến 10035’26’’ vĩ độ Bắc. Phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích ĐBSCL; 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; 0,7% diện tích cả nước. Dân số năm 2004 là 1,682 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số vùng ĐBSCL, 11,5% dân số vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 2% dân số cả nước.

Tiền Giang gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện) với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đĩ, thành phố Mỹ Tho – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hĩa xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hĩa, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 70km về hướng Nam và cách TP. Cần Thơ 90km về hướng Bắc.

Tiền Giang cĩ vị trí địa lý kinh tế – chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với TP.Hồ Chí Minh và vùng Đơng Nam Bộ, cĩ 4 tuyến quốc lộ chính (1, 30, 50 và 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150km nối TP.Hồ Chí Minh và Đơng Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngồi hệ thống đường bộ, Tiền Giang cịn cĩ 32km bờ biển và hệ thống các sơng Tiền, sơng

Vàm Cỏ Tây, sơng Sồi Rạp, kênh Chợ Gạo, . . . nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đơng của các tỉnh ven sơng Tiền và Campuchia. Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thơng thủy bộ, Tiền Giang cĩ nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hĩa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hĩa, du lịch với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh tiền giang đến 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 33)