CHƯƠNG I : CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
3.4.1 Cũng cố, kiện tồn bộ máy quản lý nhà nước về HTX
Căn cứ Nghị quyết số 13 –NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã yêu cầu mỗi bộ ngành cĩ một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về HTX
Căn cứ quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2006-2010
Căn cứ quyết định số 96/2003/QĐ-BNN ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ nơng nghiệp thành lập cục HTX và phát triển nơng thơn ở Trung ương làm chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành HTX và các hình thức tổ chức HTX NN
Trên tinh thần đĩ hướng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về HTX NN của tỉnh Tiền Giang như sau:
- UBND tỉnh phân cơng một phĩ chủ tịch trực tiếp phụ trách, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể mà nịng cốt là các HTX.
- Sở nơng nghiệp và PTNT thành lập chi cục HTX và PTNT giúp giám đốc sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực HTX NN và các hình thức tổ chức sản xuất khác. Chi cục HTX và PTNT được thành lập trên cơ sở chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới, bổ sung thêm cán bộ cĩ trình độ, kinh nghiệm, hiểu biết về HTX NN.
- Ở cấp huyện, thành phố trước mắt tùy điều kiện ở từng nơi mà bố trí 2-3 cán bộ chuyên trách ở phịng kinh tế, cĩ khả năng thực thi cơng việc thuộc các lĩnh vực được giao, tham mưu UBND huyện, thành phố quản lý nhà nước về HTX NN. Khi số lượng HTX NN phát triển nhiều, cĩ thể hình thành đầu mối riêng để chuyên quản lý nhà nước về HTX NN.
- Ở các phường, xã, thị trấn cĩ HTX NN bố trí cán bộ chuyên trách để theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chính sách, nghiệp vụ đối với HTX NN.
- Đối với các cán bộ làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước về HTX NN cần chú trọng tuyển chọn cán bộ cĩ trình độ đại học khối kinh tế, cĩ năng lực và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ quản lý nhà nước về HTX NN.