Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại vietcombank tân thuận (Trang 64 - 66)

3.2 Các giải pháp phịng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng

3.2.2 Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng

Khi khoản tín dụng có vấn đề thì địi hỏi ngân hàng phải đưa ra các quyết sách nhanh chóng và kịp thời nhằm giảm thiểu tổn thất có thể có. Để đạt được mục tiêu này thì trước hết cần phải lên kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc gặp gỡ khách hàng. Có thể khái qt mơ hình: “Ngăn ngừa và xử lý khoản tín dụng có vấn đề” qua sơ đồ: “Ngăn ngừa và xử lý khoản tín dụng có vấn đề” dưới đây:

Khoản tín dụng có vấn đề Chuyển bộ phận QLRRTD Lên kế hoạch gặp gỡ KH Lên phương án khắc phục Thực thi phương án khắc phục Chuyển lại bộ phận QHKH/QLN theo dõi bình thường

Để đảm bảo việc gặp gỡ khách hàng đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng phải nhanh chóng nắm bắt được tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng, thơng tin tóm tắt về lịch sử của khoản tín dụng, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn chính, các dấu hiệu diễn biến gần nhất … Trên cơ sở các thông tin nắm được, phối hợp với bộ phận quan hệ khách hàng rà sốt, hồn thiện lại hồ sơ tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp lệ về mặt pháp lý, tính đầy đủ về mặt hình thức, đặc biệt là hồ sơ của tài sản đảm bảo.

Trên cơ sở kết quả làm việc với khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng xác định trách nhiệm và khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng, qua đó đề xuất phương án xử lý. Phương án xử lý cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

1) Những đánh giá chính thức của ngân hàng về những khó khăn đối với

khoản tín dụng;

2) Các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề này;

3) Các hình thức tiến hành các biện pháp nêu trong phương án;

4) Kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt được.

Tùy thuộc vào năng lực tài chính, nguồn vốn và năng lực quản trị điều hành của cán bộ ngân hàng, cũng như mức độ khó khăn, rủi ro của khoản tín dụng, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đã cam kết với ngân hàng và thiện chí của khách hàng. Bên cạnh đó cịn phải xét đến những chi phí bỏ ra để thực hiện việc xử lý so với số tiền thu về, thái độ của các chủ nợ khác của khách hàng, mức độ nghiêm trọng của khoản tín dụng mà ngân hàng sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp. Sếp theo mức độ rủi ro tăng dần thì có 8 giải pháp được đề nghị như sau:

1. Bổ sung thêm tài sản đảm bảo: Ngân hàng đề nghị khách hàng bổ sung

tài sản đảm bảo để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay;

2. Gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lại khoản nợ: Ngân hàng xem

xét chi tiết về nguồn trả nợ của khoản vay nếu nhận thấy khách hàng có thể trả nợ nếu ngân hàng gia hạn thêm thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hợp lý, cơ cấu lại khoản nợ theo đúng như khách hàng đã đầu tư;

3. Tư vấn cho khách hàng các giải pháp đẩy mạnh thu hồi các khoản phải

khấu cho đại lý, tư vấn về chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới…;

4. Loại bỏ một số hoạt động không sinh lợi;

5. Thực hiện đánh giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức bán hàng, nghiên

cứu phát triển sản phẩm mới;

6. Bán bớt một phần doanh nghiệp: Có thể tư vấn cho khách hàng bán bớt

một phần doanh nghiệp, dùng nguồn tiền thu được thanh toán bớt nợ để lành mạnh hóa tình hình tài chính của khách hàng;

7. Cho vay thêm, bán nợ: Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay

thêm để thực hiện một phương án kinh doanh cụ thể, tạo điều kiện cho khách hàng từng bước thanh tốn nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể xem xét bán phần nợ của khách hàng đó cho một cơng ty mua bán nợ với một giá cả hợp lý căn cứ vào khả năng thu hồi khoản nợ đó;

8. Phát mãi tài sản, khởi kiện: Nếu trong trường hợp khách hàng không hợp

tác trong việc trả nợ thì ngân hàng bắt buộc phải phát mãi tài sản để thu nợ, đồng thời khởi kiện ra toà án kinh tế để buộc khách hàng phải trả nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại vietcombank tân thuận (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)