Phương pháp sử dụng chung

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý trung học cơ sở (Trang 45 - 46)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí tỉnh Nam Định

2.2.2. Phương pháp sử dụng chung

2.2.2.1. Kĩ năng bản đồ - Đọc bản đồ

Để đọc được bản đồ HS cần có những kiến thức về nhận biết các kí hiệu – ngơn ngữ đặc thù của bản đồ, hiểu được bản chất của đối tượng Địa lí được biểu hiện trên bản đồ về nội dung, chất lượng, số lượng, cấu trúc và động lực phát triển,… Đọc bản đồ là đọc được vị trí của các đối tượng, có được biểu tượng của đối tượng qua hệ thống ngôn ngữ đặc thù của bản đồ được ghi trong bản chú giải. Để có được kĩ năng này, HS phải thực hành nhiều lần quy trình sau:

- Mục đích của việc làm (ví dụ: tìm sơng Đáy, sơng Hồng, cửa Ba Lạt…) - Đọc chú giải để biết các kí hiệu quy ước chỉ các đối tượng cần tìm. - Tái hiện các biểu tượng Địa lí về đối tượng đó.

- Căn cứ vào kí hiệu xác định tên (nội dung cơ bản), vị trí của chúng. Ví dụ: đọc, nhận biết vị trí các đường quốc lộ 21, 37, 10, 38 nhiều lần.

Hệ thống các bản đồ trên từng trang Atlat hầu hết có bảng chú giải để thể hiện nội dung của bản đồ, những kí hiệu HS chưa biết rõ có thể tra cứu trong trang Kí hiệu chung (trang 5)

- Suy giải bản đồ

Việc suy giải bản đồ cần phải có kiến thức bản đồ để hiểu các đặc trưng, tính chất nội dung, chức năng, ý nghĩa của bản đồ. Thực hành nhiều lần sẽ hiểu bản đồ nghĩa là hiểu được các phương pháp biểu hiện từng đối tượng trên bản đồ một cách nhanh chóng và đọc ra nội dung, đặc điểm, tính chất phân bố của nó để từ đó làm cơ sở cho sự phân tích và giải thích hiện tượng Địa lí trên bản đồ.

- So sánh và đánh giá

Đây là kĩ năng cao nhất về bản đồ, kĩ năng này địi hỏi HS khơng những phải đọc, hiểu bản đồ mà còn biết vận dụng các tri thức bản đồ, tri thức Địa lí biểu hiện trên bản đồ một cách nhanh chóng. Cụ thể rèn luyện nhiều lần cách so sánh, phân tích, tổng hợp và xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ, từ đó tìm ra kiến thức mới, tiềm ẩn trong bản đồ. Sử dụng bản đồ có mức sau:

- Mức 2: tìm ra những đặc điểm chung nhất, rõ ràng nhất của đối tượng hay nói các khác là mơ tả đối tượng.

- Mức 3: vận dụng các tri thức bản đồ, tri thức Địa lí để tìm hiểu mối liên quan giữa các hiện tượng Địa lí với nhau

2.2.2.2. Kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê, biểu đồ

Trong Atlat Địa lí tỉnh Nam Định, số liệu thống kê được thể hiện ở các bảng số liệu đặt ngoài bản đồ, ngồi ra cịn ẩn ở các biểu đồ, bản đồ. Các biểu đồ thể hiện các đối tượng Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội đặt trong địa giới huyện thể hiện giá trị tổng lượng thống kê về đối tượng phân bố trên tòan lãnh thổ của huyện. Nếu biểu đồ đặt ngồi bản đồ thì biểu đồ đó giải thích rõ thêm một khái cạnh nào đó của nội dung chính biểu hiện trên bản đồ.

Ví dụ: từ biểu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế (trang 16, Atlat Địa lí tỉnh Nam Định) HS nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế của tỉnh qua các năm.

Ngoài việc rèn luyện các kĩ năng trên, tập Atlat Địa lí tỉnh Nam Định cịn có thể giúp HS xác định phương hướng trên bản đồ, kĩ năng tính khoảng cách trên bản đồ hay xác định tọa độ địa lí của một điểm. Ví dụ: trong bản đồ Giao thơng, HS dễ dàng xác định được bến xe khách của huyện Giao Thủy ở tọa độ 20017’B và 106026’Đ.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý trung học cơ sở (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)