II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí tỉnh Nam Định
2.2.3. Phương pháp đọc từng trang Atlat
2.2.3.1. Các bước khi làm bài khai thác Atlat [24]
- Bước 1: Đọc kĩ câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi
- Bước 2: Xác định nhanh các trang Atlat liên quan cần dùng để giải quyết được nội dung câu hỏi.
- Bước 3: Xác định kỹ năng cần vận dụng để làm việc với bản đồ (nhận biết, đọc tên đối tượng, xác định vị trí hay xác định mối quan hệ…).
- Bước 4: Xác định và khai thác các kí thiệu thơng tin từ Atlat
- Bước 5: Kết hợp 4 bước trên để tìm ra đáp án, trình bày bài làm, báo cáo. Ví dụ: Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của
tỉnh Nam Định.
Cách làm
a) Mục đích
Trang này được sử dụng để dạy chủ yếu nhất trong phần I – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính (bài 41, Địa lí 9).
b) Làm việc với phần I – bài 41, Địa lí 9
Xác định các kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat như sau: - Vị trí và lãnh thổ
- Sự phân chia hành chính
c) Sắp xếp, hình thành dàn ý
1. Vị trí và lãnh thổ
- Vị trí địa lí: trong vùng ĐBSH, giới hạn tọa độ, tiếp giáp - Diện tích
- Ý nghĩa
2. Sự phân chia hành chính
- Qúa trình hình thành tỉnh - Các đơn vị hành chính
d) HS sử dụng các kí hiệu, tính tốn giới hạn tọa độ để đọc bản đồ trang 8 và 9, chọn lọc kiến thức hoàn thiện dàn ý
1/ Vị trí địa lí
- Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sơng Hồng.
- Giới hạn tọa độ: 19o54’ - 20o40’Bắc và từ 105o55’ - 106o45’ Đông.
- Tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía tây nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đơng.
- Diện tích: 1653,2 km2.
➢ Ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội
- Do chỉ cách thủ đơ Hà Nội 60 km về phía Nam theo QL 1 và QL 21, cách cảng Hải Phòng 100 km nên tỉnh Nam Định có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản thực phẩm đồng thời Nam Định cũng là nơi tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, cũng như chuyển giao công nghệ từ các địa phương này.
- Với 72 km đường bờ biển, tỉnh Nam Định có điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản và phát triển dịch vụ du lịch.
- Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ.
- Thuận lợi cho Nam Định trong việc phát triển sản xuất hàng hố với quy mơ lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và
quốc tế. Song, đây cũng là một thách thức lớn đối với tỉnh Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
2/ Sự phân chia hành chính
GV cung cấp tư liệu cho HS phụ lục 4 2.2.3.2. Sử dụng các trang Atlat cụ thể
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sáng kiến chỉ trình bày cách sử dụng của một số trang bản đồ trong Atlat đã thành lập. Hầu hết các kí hiệu trong các trang giống với các kí hiệu trong Atlat Địa lí Việt Nam để tạo nên nét tương đồng giữa 2 Atlat giúp học sinh dễ dàng nhận biết được.
1/ Trang Mục lục
- Cần có trang Mục lục để HS có thể tra cứu nhanh tên của trang Atlat và nó nằm ở đâu trong quyển sách này.
- Số trang sẽ là cột ngồi cùng bên phía tay trái. - Ở giữa ghi tồn bộ nội dung các trang đó là gì.
- Ngồi cùng bên phải sẽ cho ta biết các bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu. VD: 1: 250 000 1: 800 000.
2/ Trang Kí hiệu chung (trang 5)
Nhìn vào trang này, HS sẽ thấy có 4 phần - Phần 1: Các yếu tố tự nhiên trong đó
+ Dải màu đầu tiên là Phân tầng địa hình được dùng tra cứu trong trang 10. Muốn biết được độ cao, độ sâu cần sử dụng phân tầng địa hình này: từ mốc số 0 về bên tay trái là độ sâu (màu xanh càng đậm là càng sâu), từ số 0 về bên tay phải là độ cao.
+ Yếu tố địa hình: đỉnh núi được kí hiệu bằng tam giác cân, bên trên ghi rõ độ cao là bao nhiêu . Kí hiệu này thường sẽ ở khu vực huyện Vụ Bản, còn các huyện khác nền địa hình chủ yếu là đồng bằng.
+ Dấu chấm màu xanh có số liệu là điểm độ sâu .
+ Các kí hiệu khác: , (các chấm màu đỏ)
+ Các khoáng sản sét, cao lanh , cát xây dựng , nước khoáng để tra cứu trang 11 của Atlat.
+ Quy mơ cơng nghiệp: vịng tròn lớn nhất là trung tâm công nghiệp, nhỏ hơn là cụm công nghiệp và nhỏ nhất là điểm cơng nghiệp.
Ví dụ: trang Atlat trang 19, vịng trịn lớn nhất là trung tâm công nghiệp Nam Định.
+ Các ngành cơng nghiệp: được kí hiệu để người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng nhất về đó là ngành cơng nghiệp gì. Các kí hiệu này tương tự như trong Atlat Địa lí Việt Nam. VD: của ngành dệt may, của ngành cơ khí.
+ Các ngành tiểu thủ cơng nghiệp: được kí hiệu bằng tam giác đều với các màu sắc khác nhau trừ màu đen để không bị nhầm lẫn với kí hiệu đỉnh núi.
VD: quan sát Atlat trang 19, huyện Ý n có 3 kí hiệu màu tím . Đó là ngành mỹ nghệ ở các làng nghề Tống Xá, La Xuyên, Cát Đằng.
- Phần 3: Các kí hiệu của Nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (tra cứu trang
21, 22)
+ Các nền màu hình chữ nhật thể hiện vùng phân bố hiện trạng sử dụng đất của nông nghiệp.
VD: Dựa vào Atlat trang 21, các xã ven biển của tỉnh Nam Định đất chủ yếu được sử dụng vào mục đích gì trong nơng nghiệp? -> mặt nước ni trồng thủy sản.
+ Các kí hiệu ngành trồng trọt, chăn nuôi: đọc Atlat trang 21 để biết được huyện này trồng cây gì, ni con gì là chủ yếu. Số lượng kí hiệu càng nhiều thì nơng nghiệp ở đó càng phát triển.
VD: kí hiệu Lúa được đặt ở tất cả các huyện, thành phố của tỉnh và được trồng nhiều nhất huyện Ý Yên, Nam Trực.
- Phần 4: Các yếu tố khác
+ Bảng phân chia cấp bậc hành chính theo tỉ lệ: kích thước, màu sắc các đơn vị hành chính sẽ khác nhau để phù hợp với tỉ lệ bản đồ.
+ Tất cả các trang Atlat sẽ thống nhất chung kí hiệu của các đường ranh giới (tỉnh, huyện, xã) và các đường giao thông vận tải.
+ Hệ thống chữ biết tắt trong Atlat: sông , đường cao tốc , khu công nghiệp KCN, vật liệu xây dựng VLXD, chế biến lương thực thực phẩm CBLTTP.
3/ Phong cảnh và con người tỉnh Nam Định (Trang 6)
Nét đẹp thiên nhiên (vườn quốc gia, bãi biển), di tích lịch sử (chùa, nhà thờ) và vẻ đẹp lao động sản xuất con người (đánh bắt cá, trồng rau vụ đơng, làm
muối, dệt may) giúp HS có cái nhìn bao qt, gần gũi với cuộc sống, thêm yêu quê hương mình.
- Ảnh 1: Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy
Đây là vườn quốc gia có tổng diện tích 12000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Riêng diện tích vùng lõi là 7100 ha, là nơi sinh sống của 120 loài thực vật, hơn 500 loài động vật và 30 lồi bị sát, lưỡng cư. Sự kết hợp phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với động thực vật hoang dã và cac loài chim di cư quý hiếm.
Vườn quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế Ram Sa vào năm 1989. Năm 2004, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa ở Liên hợp quốc (UNESCO) cơng nhận đây là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- Ảnh 2: Nhà thờ đổ Hải Lý, Hải Hậu
Nhà thờ đổ Hải Lý thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với nét đpẹ hoang sơ, lối kiến trúc độc đáo, là địa danh thu hút đông đảo khách tham quan mỗi khi về thăm đất thành Nam.
Nhà thờ đổ Hải Lý có tên gọi chính là nhà thờ họ Trái tim chúa được xây dựng từ năm 1877. Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các cơng trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà thờ vào đất liền để tránh sự "xâm chiến" của biển. Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền bị bỏ hoang từ năm 1996.
- Ảnh 3: Làng muối Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng
Xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa Hưng là một trong những khu vực trọng điểm muối của tỉnh Nam Định. Đến với Nghĩa Phúc khơng chỉ đẹp rực rỡ bởi hình ảnh của biển xanh, cát trắng, nắng vàng mà thấp thống đâu đó người ta cịn bị mê hoặc bởi cánh đồng muối được kết tinh từ giọt ngọc của biển cả, bởi những diêm dân chân chất, lam lũ bao đời với công cuộc mưu sinh.
- Ảnh 4: Bãi ngao xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy
Xã Giao Xuân huyện Giao Thủy là một xã vùng biển, một vùng đất nổi tiếng với rất nhiều sản vật phong phú và đặc biệt là nghề nuôi ngao ở đây rất phát triển. Thương hiệu ngao sạch Giao Thủy đnag được xây dựng và phát triển ngày một lớn mạnh. Không chỉ quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam mà hiện nay còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác.
- Ảnh 5: Tháp Phổ Minh, TP. Nam Định
Chùa Phổ Minh (Phổ Minh tự) hay chùa Tháp là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách thành phố Nam Định 5km về phía Bắc. Năm 2012, chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
- Ảnh 6: Chợ Viềng, huyện Vụ Bản.
Chợ Viềng huyện Vụ Bản hay còn gọi là chợ Phủ. Chợ họp cả đêm mùng 7 và cả ngày mùng 8 Tết. Sự hấp dẫn của chợ Xuân này là đi chợ để cầu may. Đó là nét đậm trong tâm lí dân gian khi đến với chợ xuân sau dịp Tết.
- Ảnh 7: Chăm sóc rau màu vụ đơng, huyện Giao Thủy
Xã Giao Phong huyện Giao Thủy là một vùng đất cát được bồi tụ phù sa, rất thích hợp cho việc trồng cây rau màu vụ đông như: củ cải, khoai tây, cải bắp, su hào, cà chua, hành lá,…
- Ảnh 8: Dệt may
Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh Nam Định. Đây là ngành công nghiệp nhẹ chủ lực của tỉnh, là cái nôi của ngành Dệt may Việt Nam. Hiện nay tên địa bàn tỉnh đã thành lập thêm rất nhiều công ti may với các mặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
4/ Vị trí của tỉnh nhìn từ vũ trụ (Ảnh vệ tinh - Trang 7)
Sử dụng ảnh viễn thám, học sinh sẽ được chiêm ngưỡng vị trí của tỉnh Nam Định dưới một góc nhìn khác, đó là từ khơng gian. Qua đó, chúng ta thấy được:
- Ranh giới tự nhiên của tỉnh Nam Định với các tỉnh khác tiếp giáp và đường bờ biển.
- Một số con sơng chính
- Màu xanh lá cây trên lãnh thổ là đất nông nghiệp, màu xám là đất phi nơng nghiệp, màu xanh đậm là diện tích mặt nước ni trồng thủy sản.
5/ Bản đồ Hành chính tỉnh Nam Định (trang 8 – 9)
❖ Đọc bản đồ Hành chính
- Đọc tên 10 huyện, thành phố, 9 huyện lị và các thị trấn, các xã trong huyện trong đó thành phố Nam Định được sử dụng nền màu đậm nhất thể hiện vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,... của tỉnh.
- Xác định phạm vi, vị trí địa lí của tỉnh trong vùng ĐBSH và trong từng huyện. Ngồi ra, HS có thể thấy được vị trí của xã, huyện mình đang sinh sống nằm ở vị trí nào trong tỉnh.
- Đọc các nội dung khác biểu hiện trên bản đồ: hệ thống sông, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt. Bảng số liệu thống kê diện tích, dân số trung bình các huyện trong tỉnh Nam Định năm 2014.
Kết hợp giữa việc đọc các nội dung trên bản đồ cần phải hiểu được nội dung của bản đồ để sử dụng nó một cách hợp lí
❖ Suy giải bản đồ Hành chính
- Xác định vị trí của tỉnh (nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng), tọa độ, ranh giới tiếp giáp với các tỉnh thành và vùng biển nào, các đơn vị hành chính hiện nay (10 đơn vị hành chính, trong đó có 9 huyện và 1 thành phố Nam Định)
- Các đường quốc lộ 21, 37B, 10, 38B đi qua các tỉnh, huyện nào.
- Các sơng chính chảy trên địa phận tỉnh (sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ).
- Tính mật độ dân số của tỉnh, các huyện trong tỉnh năm 2014.
Dựa trên các kiến thức đã khai thác được trong Atlat, học sinh đánh giá được vị trí địa lí của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong việc mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.
❖ Một số câu hỏi
Câu 1: Tỉnh Nam Định có bao nhiêu huyện, thành phố? Kể tên?
Câu 2: Vị trí của tỉnh Nam Định trong vùng đồng bằng sơng Hồng? Tỉnh Nam Định tiếp giáp với các tỉnh nào? Các huyện giáp biển, kể tên?
Câu 3: Trường học của em nằm trên địa bàn xã nào, huyện nào? Nêu vị trí tiếp giáp với xã đó?
Câu 4: Kể tên các tuyến đường quốc lộ, các con sơng chính, cửa biển của tỉnh Nam Định.
Câu 5: Tổng diện tích tồn tỉnh là bao nhiêu? Huyện nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?
Câu 6: Tính mật độ dân số của tỉnh, các huyện trong tỉnh? Cho biết huyện nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất?
Học sinh lớp 9 trường THCS Hải Long xác định vị trí địa lí của tỉnh Nam Định trong Atlat Địa lí tỉnh Nam Định trang 8 – 9
6/ Bản đồ Tài nguyên đất (trang 14)
❖ Đọc bản đồ
- Trên bản đồ tỉnh, các nền màu khác nhau kết hợp với các kí hiệu cho ta biết Nam Định có những loại đất chính nào. Đối chiếu từng loại đất ở bảng thơng tin (góc cuối bên phải bản đồ) với không gian để trả lời câu hỏi khác nhau. - 5 phẫu diện đất ở phía Bắc tờ bản đồ giúp HS có cái nhìn trực quan hơn về màu sắc.
- Biểu đồ trịn (góc cuối bên trái) là cơ cấu sử dụng đất của tỉnh năm 2014.
❖ Suy giải bản đồ
Sau khi đọc bản đồ, học sinh cần phải hiểu được mỗi màu thể hiện một loại đất có tính chất khác nhau:
- Đất mặn trung bình chiếm diện tích nhiều nhất, phân bố ở các huyện ven biển có thể trồng cây chịu mặn, hoặc duy trì lúa trong vụ mùa, vụ xuân thì trồng cây màu hoặc kết hợp với nuôi thủy sản.
- Đất phù sa là nhóm đất quần cư và đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày nuôi sống con người. Đây là nhóm đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế và dân sinh. Nhóm đất này bao gồm các bồi tích sơng, diện tích gần 37% diện tích tồn tỉnh. Ở các sơng lớn tập trung nhiều nước có phù sat rung tính hoặc ít chua, độ bazơ khá, đất có màu nâu tươi (xem phẫu diện)
- Ở các ô trũng phổ biến là đất phù sa glây, thậm chí một số nơi cịn có đất lầy thụt. Các loại đất này đã và đang bị biến đổi mạnh do hoạt động sản xuất của