Sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý trung học cơ sở (Trang 67 - 69)

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.2. Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí tỉnh Nam Định

2.2.4. Sử dụng phối hợp các bản đồ trong Atlat

Sử dụng phối hợp các bản đồ có nội dung khác nhau để khai thác kiến thức Địa lí tổng hợp hoặc giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Địa lí trên lãnh thổ.

Ví dụ: khi sử dụng bản đồ Lúa (2014) (trang 23) ta thấy tất cả các huyện trên lãnh thổ tỉnh Nam Định có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với cây lương thực cao > 90%. Để giải thích hiện tượng này, càn phải dựa vào các mối liên hệ trên các bản đồ:

- Đọc bản đồ Địa hình ta thấy tỉnh Nam Định là vùng đất nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng

- Đọc bản đồ Tài nguyên đất ta thấy tỉnh có đất phù sa màu mỡ, phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa

- Đọc bản đồ Khí hậu để thấy được tỉnh Nam Định nằm trong vùng khu

vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều

- Đọc bản đồ Dân số để thấy dân cư trong tỉnh tập trung khá đơng đúc, mật độ dân số cao, có trình độ thâm canh lúa nước, cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất lúa đảm bảo

Có thể khẳng định để sử dụng phối hợp tốt các bản đồ phải xác định được các mối liên hệ Địa lí, so sánh hiện tượng, giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Mối liên hệ Địa lí có nhiều loại, mối liên hệ có tính chất nhân – quả, mang tính quy luật và mối liên hệ tương tác,…

- Mối liên hệ Địa lí giữa các yếu tố tự nhiên thường có tính chất nhân – quả, mang tính quy luật, cái này là nguyên nhân của cái kia và ngược lại. Mối liên hệ nhân – quả giữa địa hình – khí hậu, địa hình – sơng ngịi, khí hậu - thực vật, khí hậu – sơng ngịi, hoặc chuỗi nhân quả: địa hình – khí hậu – thực vật – đất – sơng ngịi,…

- Mối liên hệ giữa yếu tố tự nhiên với kinh tế như vị trí giáp biển của tỉnh cho phép khai thác và ni trồng thủy sản; địa hình đồng bằng là nơi giao thông thuận tiện.

- Mối liên hệ giữa các yếu tố Địa lí kinh tế với nhau chẳng hạn tỉnh Nam Định là một trong những tỉnh có diện tích trồng lúa cao nhất cả nước, là nơi tập trung đông dân.

Mô tả và đánh giá tổng hợp Địa lí lãnh thổ: để mơ tả và đánh giá tổng hợp Địa lí lãnh thổ địi hỏi HS cần phải có kĩ năng tổng hợp, nghĩa là phải thành thạo tất cả các kĩ năng về đọc, hiểu, sử dụng bản đồ, phối hợp sử dụng các bản đồ, xác định các mối liên hệ Địa lí, các mối quan hệ nhân – quả,… để bản đồ thực sự trở thành nguồn cung cấp kiến thức, cơng cụ nghiên cứu lãnh thổ Địa lí. Dựa vào các loại bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của một lãnh thổ, HS có thể mơ tả, đánh giá tổng hợp lãnh thổ đó về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các

điều kiện kinh tế - xã hội và phân tích mối liên hệ Địa lí giữa các yếu tố đó với nhau để thấy được đặc trưng về kinh tế hoặc cho thấy sự phát triển toàn diện lãnh thổ.

Để trả lời tốt một câu hỏi có sử dụng Atlat, HS cần phải: - Đọc kĩ câu hỏi, nắm vững nội dung cần trả lời

- Xác định các bản đồ chính có liên quan đến nội dung quan trọng của câu hỏi. Bản đồ nào để nêu hiện tượng, bản đồ nào dùng để giải thích hiện tượng

- Nhất thể hóa kiến thức Địa lí đã tích lũy trong mỗi người với kiến thức Địa lí có trong Atlat để phân tích các mối liên hệ Địa lí nhằm tìm ra những kiến thức mới đáp ứng câu hỏi đã nêu

- Nhất thể hóa kiến thức Địa lí đã tích lũy với kiến thức liên quan giữa các trang bản đồ để phát triển những vấn đề đã đặt ra.

- Tìm những mâu thuẫn trong việc biểu hiện giữa các trang bản đồ để giải thích, nhân thức hiện tượng một cách sâu sắc hơn

Ví dụ: Trình bày và giải thích tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nam Định

- Dựa vào SGK Địa lí 9, Atlat Địa lí tỉnh Nam Định

- Xác định các bản đồ cần dùng: bản đồ Lúa (trang 23) và bản đồ Tài nguyên đất (trang 12), Hình thể (trang 10), Dân số (trang 16)

- Trình bày:

+ Nêu khái qt về vị trí, vai trị tầm quan trọng của sản xuất lúa của tỉnh Nam Định (dựa vào bản đồ Hình thể, Lúa và vốn kiến thức)

+ Trình bày tình hình sản xuất lúa của tỉnh: về diện tích, sản lượng, năng suất lúa (dựa vào bản đồ Lúa và vốn kiến thức)

- Giải thích:

+ Điều kiện tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, nước (dựa vào bản đồ Tài nguyên đất, Khi hậu, Hình thể,…)

+ Điều kiện dân cư lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật,… (bản đồ Dân số)

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm địa lý trung học cơ sở (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)