2.1.1 Mơ hình Mỹ
2.1.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago
Lịch sử hình thành và phát triển.
CBOE là một trong những sàn giao dịch quyền chọn được thành lập sớm
nhất và giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới, với lịch sử hình thành và phát triển được tóm tắt như sau:
Năm 1973:
- CBOE được thành lập và là sàn giao dịch quyền chọn đầu tiên ở Mỹ, các
giao dịch quyền chọn được chuẩn hóa và niêm yết
- Ngày giao dịch đầu tiên là 26/04 với 911 hợp đồng được thực hiện dựa trên 16 chứng khoán cơ sở.
Năm 1975
- Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu.
- Mơ hình Black – Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn. Năm 1977:
- Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán.
- SEC tạm ngưng việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian cơ quan này xem xét lại việc phát triển quá nhanh của TTCK.
Năm 1980:
- CBOE và Midwest Stock Exchange củng cố việc kinh doanh quyền chọn Năm 1981
- Tháng 4, CBOE động thổ xây dựng trụ sở sàn giao dịch mới với diện tích
rộng 350.000 feet thay cho qui mô cũ là 45.000 feet. Năm 1983:
- CBOE tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng trong giao dịch quyền chọn bằng cách giao dịch quyền chọn trên chỉ số chứng khoán.
- Ngày 11/3/1983, CBOE khởi điểm giao dịch là chỉ số CBOE 100, sau này
được đổi tên là S&P 100 (OEX). Đến ngày 1/7/1983 đưa vào giao dịch quyền chọn
chỉ số S&P 50 (SPX) Năm 1984:
- CBOE phát triển nhanh chóng vượt khỏi tầm của CBOT và tiến tới Sở giao dịch chứng khoán Chiacago (Chicago Stock Exchange), lần đầu tiên khối lượng
giao dịch hàng năm qua sàn đạt 100 triệu hợp đồng.
- CBOE khai trương hệ thống tự động thực hiện việc bán lẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện lệnh điện tử.
Năm 1985
- CBOE thành lập Viện nghiên cứu quyền chọn, có nhiệm vụ dạy nhà đầu tư trên khắp thế giới về giao dịch quyền chọn.
- Quyền chọn đối với các chứng khoán của sàn Nasdaq được niêm yết. - NYSE bắt đầu niêm yết các giao dịch quyền chọn vốn.
- Tháng 10, TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của thị trường phái sinh.
Năm 1989:
- CBOE bắt đầu phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi suất. Năm 1992
- Hội đồng giao dịch quyền chọn được thành lập với nhiệm vụ mở rộng việc
đào tạo cho những nhà đầu tư
- Các chỉ số trong khu vực được giao dịch tại CBOE Năm 1993
- CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX – cho phép các nhà đầu tư tạo ra một số
điều cơ bản trên hợp đồng.
- CBOE khai trương giao dịch chỉ số CBOE VIX – một chỉ số đo lường tính khơng ổn định của thị trường.
Năm 1997:
- CBOE đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones. - CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE Năm 1998:
- CBOE và ngành công nghiệp quyền chọn kỷ niệm 15 năm ngày thành lập - Khối lượng hợp đồng giao dịch thường niên trên CBOE vượt mức 200 triệu hợp đồng
Năm 2000:
- SEC chấp thuận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của CBOE. - Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp đồng/ngày.
- Khối lượng giao dịch quyền chọn thường niên qua CBOE đạt 300 triệu hợp
đồng
Năm 2002:
- CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp việc mua bán thủ cơng trên sàn với giao dịch tự động hóa qua hệ thống điện tử.
Năm 2003:
- CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong việc kết nối liên thị trường.
- CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn chỉ số đầu tiên được thực hiện và 30 năm ngày giao dịch quyền chọn.
Năm 2005:
- CBOE đạt khối lượng giao dịch mức kỷ lục 468.249.301 hợp đồng (tăng
34% so với năm 2004) với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ USD. Năm 2006:
- CBOE đạt khối lượng giao dịch mức kỷ lục 674.735.348 hợp đồng (tăng
40% so với năm 2005) Năm 2007:
- CBOE đạt khối lượng giao dịch kỷ lục 944.471.924 hợp đồng (tăng 40% so với năm 2006), trong đó có sự gia tăng mạnh của các hợp đồng giao dịch các chỉ số. Năm 2008:
- Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập CBOE và ngành giao dịch quyền chọn - Tính đến ngày 31.12.2008, số lượng hợp đồng giao dịch trong năm đạt con
số 1,2 tỷ hợp đồng và là năm bận rộn nhất trong lịch sử 35 năm giao dịch. Trung
bình 4,7 triệu hợp đồng trong ngày và năm 2008 là năm thứ 5 liên tiếp CBOE lập kỷ lục về số lượng giao dịch.
Nguồn: http:// www.cboe.com
Những người tham gia giao dịch quyền chọn
Sàn giao dịch có một số thành viên giao dịch là cá nhân hoặc cơng ty có quyền
đến sàn và giao dịch:
- Nhà tạo lập thị trường (Market Makers): chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu
của các nhà đầu tư đối với quyền chọn. Khi một nhà đầu tư muốn mua (bán) quyền chọn và nếu khơng có một nhà đầu tư khác đáp ứng nhu cầu có, nhà tạo lập thị
trường phải thực hiện giao dịch đó. Nhà tạo lập thị trường cung cấp cho nhà đầu tư những tiện ích và thực hiện giao dịch ngay lập tức.
Nhà tạo lập thị trường về bản chất là một doanh nghiệp. Để tồn tại, nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đối với
nhà tạo lập thị trường, chênh lệch này là phần thưởng cho việc sẵn lòng thực hiện giao dịch.
- Môi giới trên sàn ( Floor Broker): là một dạng kinh doanh khác trên sàn giao dịch. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các giao dịch cho các thành viên tham gia thị trường. Nhà mơi giới trên sàn có thể hưởng phí hoa hồng hoặc được trả lương bởi
công ty môi giới của họ. Nhà môi giới trên sàn thường không cần quan tâm đến giá tăng hay giá giảm, tuy nhiên, một nhà môi giới chuyên nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của họ.
CBOE cũng có một số nhà tạo lập thị trường chính được chỉ định, đó là những người được phép vừa là nhà tạo lập thị trường vừa là nhà môi giới.
- Nhân viên giữ sổ lệnh ( Order Book Official – OBO): Đây là dạng kinh
doanh thứ 3 của CBOE. Nhân viên OBO là một nhân viên của sàn giao dịch, có chức năng nhận và nhập vào hệ thống máy tính các lệnh giới hạn (là lệnh có yêu cầu về mức giá giao dịch có thể chấp nhận được) của tất cả các khách hàng để đảm bảo rằng ngay khi đạt đến giá giới hạn, lệnh sẽ được thực hiện.
Quy trình giao dịch
Giao dịch trên thị trường quyền chọn CBOE được thể hiện qua sơ đồ:
(1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho nhà mơi giới riêng của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn.
(2a) (2b) Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên sàn của cơng ty mình thực hiện.
(3) Các nhà môi giới gặp gỡ trên sàn giao dịch quyền chọn và thống nhất giá cả.
(1a) (6a) (7a) (1b) (6b) (7b) (2a) (3) (2b) (5a) (5b) (8a) ( 4) (8b) (9a) (9a)
Hình 2.1 Giao dịch quyền chọn trên thị trường CBOE
(5a) (5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo giá cho nhà môi giới của người mua người bán.
(6a) 6b) Nhà môi giới của người mua và người bán thông báo giá về cho người mua, người bán.
(7a) (7b) Người mua (người bán) ký gửi phí quyền chọn cho nhà mơi giới. (8a) (8b) Nhà môi giới của người mua và người bán ký gửi phí quyền chọn và
tiền ký quỹ cho cơng ty thanh tốn của mình.
(9a) (9b) Cơng ty thanh tốn của nhà môi giới của người mua và người bán ký gửi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh tốn bù trừ. Trình tự để một nhà đầu tư giao dịch quyền chọn:
1 Mở tài khoản ở công ty môi giới.
2 Chỉ thị cho nhà môi giới mua/bán một quyền cụ thể.
3 Nhà môi giới chuyển lệnh của của nhà đầu tư cho nhà môi giới sàn giao dịch của công ty tại sàn giao dịch.
Môi giới của người mua Môi giới trên sàn của nhà môi giới người mua SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Môi giới trên sàn của nhà môi giới người bán Môi giới của người bán TRUNG TÂM THANH TỐN Cơng ty thanh toán của nhà môi giới người mua Công ty môi giới của nhà môi giới người bán
Các bước giao dịch tiếp theo được thể hiện theo sơ đồ trên.
Một nhà đầu tư có thể đặt nhiều loại lệnh như: Lệnh thị trường; lệnh có giá
trị khi bị hủy; lệnh có giá trị trong ngày; lệnh dừng; lệnh tất cả hoặc không; lệnh tất cả hoặc không, cùng giá, lệnh giới hạn. Mỗi loại lệnh có tính chất khác nhau, qui
định về những giới hạn của lệnh mà nhà môi giới được quyền thực hiện.
Trung tâm thanh toán (Options Clearing Corporation - OCC) là tổ chức thanh toán bù trừ quyền chọn lớn nhất thế giới tính đến năm 2010. OCC đóng vai
trị như một nhà bảo lãnh, OCC chắc chắn rằng tất cả các nghĩa vụ của hợp đồng đều được thực hiện.