2.1.3.1 Thị trường chứng khoán Nhật:
Vào thập niên 1870, hệ thống chứng khoán đã được đưa vào giao dịch ở
Nhật Bản và việc đấu thầu trái phiếu ra công chúng cũng bắt đầu được thực hiện. Điều này địi hỏi phải có một định chế giao dịch đại chúng để chi phối giao dịch;
và pháp lệnh giao dịch chứng khoán đã được ban hành vào tháng 5 năm 1878. Dựa trên đạo luật này, Cơng ty TNHH giao dịch chứng khốn Tokyo đã được thành lập
vào ngày 15 tháng 5 năm 1878 và chính thức bắt đầu giao dịch vào ngày 01 tháng 06 năm 1878.
Chỉ số chứng khoán Nikkei nổi tiếng đã ra đời vào thời gian này. Sự ra đời
của thị tường chứng khoán đã giúp Nhật tập hợp được nguồn lực để phát triển thị
trường hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển.
Đến tháng 4 năm 1943, Luật Chứng khoán Nhật Bản đã được ban hành nhằm
tái cấu trúc các định chế thời chiến. Theo luật này, các ngân hàng được phép tham
gia vào thị trường chứng khốn thơng qua các cơng ty chứng khoán con nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, các cơng ty chứng khốn được thành lập các công ty con làm dịch vụ ngân hàng.
Kinh doanh chứng khốn tại Nhật có 4 loại hình, mỗi loại hình có một giấy phép kinh doanh riêng biệt: 1- Tự doanh chứng khốn, 2- Mơi giới chứng khoán 3-
Bảo lãnh phát hành 4- Chào bán chứng khoán hay tham gia vào hệ thống phân phối chứng khốn ra cơng chúng.
Tuy nhiên, theo qui định hiện hành của Luật cải cách các định chế nêu trên, các công ty chứng khoán con thuộc các Ngân hàng không được kinh doanh loại
hình: mơi giới cổ phiếu, bảo lãnh phát hành và giao dịch cổ phiếu, kinh doanh các loại chứng khốn có liên quan đến cổ phiếu, kinh doanh các hợp đồng tương lai,
quyền chọn.
Ngoài bốn loại hình kinh doanh chính, theo Luật chứng khốn và giao dịch của Nhật, các cơng ty chứng khốn được cung cấp các dịch vụ liện quan: tư vấn đầu tư chứng khoán, các dịch vụ liên quan.
Từ những năm 1940, Nhật áp dụng chế độ đăng ký hoạt động như tại Mỹ.
Tới cuối năm 1949, ở Nhật có 1.127 cơng ty chứng khốn đăng ký hoạt động. Tới
những năm 1960, Nhật chuyển từ chế độ đăng ký sang cấp phép hoạt động. Khi áp dụng cơ chế cấp phép, số công ty chứng khốn hoạt động giảm cịn 227. Đến năm
1996, số cơng ty giảm cịn 130 do sáp nhập, chuyển đổi.
Các cơng ty chứng khốn được phép hoạt động là các cơng ty cổ phần được Bộ Tài chính Nhật cấp phép.
Đến năm 1972, Nhật cho phép các cơng ty chứng khốn nước ngồi được mở
chi nhánh tại Nhật.
2.1.3.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE)
Lịch sử hình thành và phát triển:
TSE là sàn giao dịch chứng khoán và các sản phẩm phái sinh lớn thứ 2 thế giới về giá trị giao dịch, chỉ xếp sau NYSE.
Vào ngày 11 tháng 11 năm 1999, TSE đã thành lập một thị trường mới mang tên Mothers, một thị trường giao dịch các cổ phiếu có độ tăng trưởng cao và nổi
trội. Sự hình thành thị trường này nhằm cung cấp cho các công ty đầu tư mạo hiểm tiếp cận được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của họ ở giai đoạn
Các công ty nước ngoài được phép niêm yết trên TSE – Mothers từ ngày 01 tháng 11 năm 2000. TSE cho rằng việc cho phép các công ty mạo hiểm nước ngồi niêm yết trên Mothers cho phép các cơng ty gia tăng nguồn vốn và những đặc điểm riêng của họ trên thị trường Nhật Bản, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những nhà
đầu tư Nhật Bản tiếp cận sự đa dạng của các cơ hội đầu tư.
Hiện nay, TSE là một Công ty chuyên doanh với 15 Giám đốc, 6 Giám đốc
điều hành và 4 kiểm toán viên. TSE có tổng vốn là 11,5 tỷ Yên tương ứng với
2.300.000 cổ phần.
TSE thực hiện giao dịch 2 phiên/ ngày, từ thứ 2 đến thứ 6. Buổi sáng từ 9h00
đến 11h, buổi chiều từ 12h30 đến 15h00. Các sản phẩm được giao dịch trên TSE
gồm: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu thường, cổ phiếu, hợp đồng phái sinh .... Mỗi loại sản phẩm có qui định giờ giao dịch khác nhau
Lịch sử phát triển và hình thành TSE.
Ngày 15/05/1878: Sở giao dịch chứng khoán Tokyo được thành lập
Ngày 30/06/1943: Sở Giao dịch chứng khoán Nhật Bản thành lập trên cơ sở hợp nhất tất cả các sàn giao dịch chứng khoán ở Nhật.
Ngày 16/4/1947: Sở Giao dịch chứng khoán Nhật Bản giải thể.
Ngày 01/4/1949: Sở giao dịch chứng khốn Tokyo được khơi phục, hoạt động vào
16/5/1949.
Ngày 01/06/1951: Giao dịch ký quĩ được thực hiện. Ngày 2/04/1956: bắt đầu giao dịch trái phiếu.
Ngày 02/10/1961: Khu vực thứ cấp chứng khoán mở cửa.
Ngày 01/10/1966: Trái phiếu chính phủ được niêm yết lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày 02/10/1967: hệ thống xử lý đấu giá mới được đưa vào thử nghiệm để thay thế giao dịch “Baikai” (hệ thống giao dịch không trực tiếp bởi các thành viên của TSE) Ngày 01/04/1968: Hệ thống cấp phép hoạt động cho các cơng ty chứng khốn thay thế cho hệ thống đăng ký hoạt động
Ngày 11/05/1970: bắt đầu giao dịch trái phiếu chuyển đổi.
Ngày 15/10/1970: TSE tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán liên bang quốc tế.
Ngày 19/7/971: Hệ thống bù trừ đăng ký ghi sổ chứng khoán được áp dụng. Ngày 02/04/1973: trái phiếu nước ngoài dựa trên đồng Yên được niêm yết
lần đầu tiên.
Ngày 18/12/1973: khu vực chứng khoán nước ngồi được mở cửa. Ngày 24/09/1974: hệ thống thơng tin thị trường được vận hành.
Ngày 23/01/1982: Hệ thống thực hiện và truyền lệnh qua máy tính được đưa vào vận hành.
Ngày 19/10/1985: hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 10 năm được giao dịch.
Ngày 01/02/1986: 10 cơng ty chứng khốn bao gồm 6 cơng ty chứng khốn nước ngồi đầu tiên tham gia thành viên TSE.
Ngày 03/09/1988: Hợp đồng tương lai chỉ số TOPIX được giao dịch. Ngày 20/10/1989: Hợp đồng quyền chọn chỉ số TOPIX được giao dịch. Ngày 26/11/1990: Hệ thống thực hiện và truyền lệnh tại sàn được vận hành. Ngày 09/10/1991: Trung tâm lưu ký và hệ thống thanh toán bù trừ được đưa vào vận hành.
Ngày 18/7/1997: Quyền chọn chứng khoán được thực hiện. Ngày 01/01/1999: TSE chuyển sang giao dịch hệ thống điện tử.
Ngày 11/11/1999: Thị trường Mothers dành cho cổ phiếu của các công ty mạo hiểm và tăng trưởng cao được thành lập.
Ngày 09/05/2000: Hệ thống giao dịch điện tử mới được đưa vào sử dụng được gọi là TSE Arrows.
Ngày 14/01/2003: Cơng ty thanh tốn bù trừ chứng khoán Nhật Bản bắt đầu hoạt động.
Ngày 17/10/2007: Thành lập điều lệ giao dịch chứng khoán Tokyo và đưa
vào hoạt động vào ngày 01/11/2007.
Ở Nhật, có 6 sàn giao dịch chứng khoán trực thuộc TSE. Những thị trường
này giao dịch những sản phẩm khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm,
hoạt động thanh toán bù trừ được đảm nhiệm bởi Tổng Cơng ty thanh tốn bù trừ
chứng khốn Nhật Bản, Japan Securities Clearing Corporation (JSCC). Mỗi thị trường có một hoạt động thanh tốn bù trừ của chính nó trước khi tham gia vào
JSCC. JSCC thực hiện việc thanh toán bù trừ liên thị trường từ ngày 14/01/2003. Hoạt động thanh toán bù trừ các sản phẩm phái sinh giao dịch trên TSE cũng
được thực hiện bởi JSCC từ ngày 02 tháng 02 năm 2004.
Nguồn: http://www.tse.or,jp
Cơ chế giao dịch:
Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên sàn TSE thông qua các thành viên giao dịch tổng hợp (Gerneral Trading Participant). Tất cả các lệnh và tiến trình giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống tự động (Computerized Order Routing and
Execution System for Futures and Options – CORES- FOP). Tấc cả các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống từ các cổng giao dịch của thành viên thông qua hệ thống vi tính nối mạng với Sở giao dịch.
Quy trình giao dịch quyền chọn trên TSE :
Thành viên giao dịch (Trading participants) SÀN TSE Hệ thống cổng giao dịch (CORES –FOP Terminal) Bảng điện tử (TSE monitoring) CORES - FOP Hệ thống thanh tốn (Clearing system)
Hình 2.3 Giao dịch trên thị trường quyền chọn TSE
Khách hàng muốn giao dịch quyền chọn phải mở tài khoản tại các thành viên giao dịch trên sàn để thực hiện việc thanh toán. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải ký quỹ vào tài khoản và ủy quyền cho các thành viên giao dịch trên các tài khoản này.
Hợp đồng quyền chọn trên TSE là hợp đồng theo kiểu châu Âu, nghĩa là
người mua quyền chỉ được thực hiện tại thời điểm đến hạn hợp đồng. Khách hàng
muốn mua/bán quyền chọn phải báo cho nhân viên môi giới trước 12h sáng hoặc 4h chiều của ngày giao dịch. Nhân viên môi giới thông báo đến sàn giao dịch thông qua CORES- FOP trước 12h45phút sáng hoặc 4h 45 phút chiều.
Trường hợp số tiền ký quỹ không đáp ứng được giá trị giao dịch hoặc nghĩa
vụ thanh toán, khách hàng có nghĩa vụ bổ sung tiền ký quỹ ngay ngày hôm sau. Sau khi nhân viên môi giới gửi thông báo giao dịch đến sàn, TSE chỉ định
một nhân viên mơi giới ngẫu nhiên để tìm kiếm đối tác thỏa mãn điều kiện để thực hiện giao dịch. Nếu khơng có đối tác thực hiện, TSE sẽ thực hiện nhiệm vụ giao
dịch.
Tất cả các quyền chọn của khách hàng ở trạng thái có lợi nhuận dương (in
the money) thì đều được tự động thực hiện vào ngày đến hạn, ngoại trừ những
trường hợp khác được người mua quyền chỉ định. Tất cả các hợp đồng quyền chọn không được thực hiện đều hết hiệu lực vào ngày giao dịch tiếp theo của ngày đáo
hạn.
Thông tin ra công chúng (Information Vendor Media)
Đến thời điểm đáo hạn, nếu khách hàng muốn thực hiện hợp đồng thì phải
chỉ thị cho các thành viên giao dịch trên sàn trước 4h chiều của ngày giao dịch, các thành viên có trách nhiệm thơng báo việc thực hiện cho TSE thông qua hệ thống CORES – FOP trước 4h 15 phút chiều. Sau khi nhận được thông báo, TSE sẽ chỉ định các thành viên có liên quan thực hiện chuyển giao thông qua hệ thống vào
ngày hôm sau với lượng tiền hay chứng khoán tương ứng đã được cam kết trong
hợp đồng.
Cơ chế giám sát:
Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo tự xây dựng một cơ chế kiểm soát nội bộ
để giám sát các hoạt động và tư cách của các thành viên điều hành và các thành viên
giao dịch trên sàn trên cơ sở tuân theo qui định, điều lệ của sàn giao dịch và Luật
chứng khoán Nhật Bản.
Hệ thống giám sát qui định rõ phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và thành viên giao dịch trên sàn. Việc làm này nhằm điều chỉnh và đảm bảo
tính an tồn cho thị trường, ngăn chặn những hành vi gian lận và giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
Hệ thống quản lý giám sát TSE được tổ chức dựa trên sự phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng:
- Bộ phận quản lý công ty thành viên. - Bộ phận thị trường.
- Bộ phận niêm yết.
- Bộ phận giám sát và tuân thủ.
2.1.4 So sánh sàn giao dịch quyền chọn Mỹ, Châu Âu và Nhật :
Qua tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ chế giao dịch quyền chọn ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy các thị trường vừa có nét tương đồng
nhưng cũng vừa có đặc trưng riêng.
Những nét tương đồng của 3 thị trường trên:
Thứ nhất, giao dịch quyền chọn được bắt đầu áp dụng rất lâu sau khi thị
gần 200 năm sau khi có TTCK, ở Nhật là năm 1988, gần 100 năm sau khi có TTCK ....
Thứ hai, tất cả các giao dịch quyền chọn đều được thực hiện thông qua sàn
giao dịch và việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro cho các bên tham gia đều được thực hiện qua Trung tâm thanh tốn bù trừ.
Tuy nhiên, ngồi những điểm tương đồng trên thì tùy vào thời điểm áp dụng,
điều kiện của từng thị trường nên cũng có những đặc trưng riêng. Đó là:
Thứ nhất, sản phẩm quyền chọn:
CBOE lần đầu tiên áp dụng quyền chọn mua với 16 chứng khoán cơ sở. 4 năm sau, CBOE áp dụng quyền chọn bán và tiếp theo là thực hiện quyền chọn chỉ số.
Ngược lại, TSE triển khai quyền chọn chỉ số trước tiên, sau đó là quyền chọn
đối với cổ phiếu các công ty niêm yết.
Cịn tại LIFFE thì giao dịch quyền chọn tài chính trước. Thứ hai, tổ chức sàn giao dịch:
Sàn giao dịch quyền chọn châu Âu tổ chức theo mơ hình Cơng ty cổ phần, nắm giữ các công ty con ở 5 quốc gia thành viên. Đồng thời, ở LIFFE phần mềm
giao dịch đầu – cuối đóng vai trị quyết định đối với toàn bộ hoạt động giao dịch của thị trường.
Ở Nhật và Mỹ, sàn giao dịch là công ty chuyên doanh. Nhưng ở Nhật, Ngân
hàng được phép tham gia và hoạt động chứng khoán và cũng là thành viên của hoạt
động thanh toán bù trừ.
Thứ ba, cơ chế vận hành:
CBOE có trung tâm thanh tốn – cơng ty thanh tốn bù trừ trên quyền chọn (OCC) là một công ty độc lập đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người bán.
Ở TSE, trung tâm thanh toán bù trừ đóng vai trị tổng hợp, chuyển tiền cho
người bán và chuyển chứng khoán cho người mua. Thứ tư, nhà tạo lập thị trường:
Tại CBOE, nhà tạo lập thị trường là thành viên chính thức và hợp pháp trên sàn giao dịch.
Tại LIFFE thì chỉ được thực hiện thơng qua mơi giới của nhà giao dịch, cịn tại TSE thì khơng có sự can thiệp của con người. Nếu các lệnh đưa vào sàn giao
dịch và khơng có đối tác thì TSE có nhiệm vụ thực hiện lệnh.
Việc nghiên cứu thực trạng một số sàn giao dịch quyền chọn của các nước phát triển trên thế giới rất có ý nghĩa cho Việt Nam xây dựng một thị trường, cơ chế vận hành và giám sát phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
TTCK Việt Nam còn rất non trẻ so với các nước đã nghiên cứu. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ, giai đoạn thì mức độ phát triển sẽ khác nhau. Các quốc gia phát triển
có TTCK phát triển hàng trăm năm trước khi áp dụng quyền chọn khơng có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ chờ 100 năm sau mới nghiên cứu đến việc phát triển thị trường này mà phải xuất phát từ nhu cầu của thực tế thị trường cần. Hơn nữa, việc đi sau
của Việt Nam rất có lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, giao dịch quyền chọn cũng khơng kém phần phức tạp và địi hỏi nhiều điều kiện để thực hiện, bằng chứng là các quốc gia phát triển cũng chỉ áp
dụng quyền chọn trong vòng 30-40 năm trở lại đây. Vì thế, trước khi đề xuất những giải pháp để áp dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam, chúng ta phải cần nghiên cứu, phân tích kỹ thực trạng của TTCK Việt Nam, những điều kiện cần và đủ để
thực hiện giao dịch quyền chọn.
2.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 và khả năng áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu: dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu:
2.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam:
Ngày 20/06/1995: Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 361/TTg về việc thành lập ban chuẩn bị tổ chức Thị trường chứng khoán
Ngày 01/01/1996: Chính phủ ban hành Nghị định 75/CP về việc thành lập
UBCK Nhà nước
Ngày 11/07/1998: Trung tâm giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh được