chính trị cấp huyện như đã phân tích trên cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể bao giờ cũng mang giá trị thực tiễn sâu sắc trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị nói chung và cấp huyện nói riêng.
1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNGCHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN
Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện thường được hiểu một cách chung nhất là khả năng của chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ của của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị cấp huyện trong thực hiện các chức năng của hệ thống, bao gồm: Năng lực của cả hệ thống chính trị cấp huyện với tính cách là chỉnh thể thống nhất và năng lực của từng bộ phận cấu thành gồm: Đảng Cộng sản, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội. Đó cũng là khả năng thực tế và tiềm ẩn vốn có của cả hệ thống và của từng yếu tố cấu thành, hướng đến thực hiện chức năng và đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp huyện như một chỉnh thể, cũng như đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của từng yếu tố cấu thành một cách chất lượng, hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện, trước hết là mức độ hồn thành chức năng, nhiệm vụ mà hệ thống chính trị cấp huyện phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh mức độ hoàn thành những chức năng nhiệm vụ chung mà hệ thống chính trị thực hiện, cũng có thể đánh giá mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị cấp huyện là: Tổ chức Đảng, Chính quyền cấp huyện, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện.
Như vậy, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện được đánh giá trên các phương diện sau:
- Thứ nhất, về tổ chức bộ máy: Việc tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cấp huyện phải được tổ chức theo hướng hợp lý, tinh gọn (chẳng hạn, đúng chức năng, thẩm quyền được xác định từ nhu cầu thực tiễn, khơng thừa vị trí và trùng lắp các
chức năng,…). Nếu bộ máy Nhà nước ở cấp huyện được tổ chức tinh gọn, đồng bộ thì sẽ góp phần sử dụng hợp lý nguồn lực, tránh lãng phí (chẳng hạn nguồn nhân lực, dôi dư biên chế dẫn đến hệ quả trì trệ, phình to bộ máy tổ chức nhưng hoạt động khơng hiệu quả, mặt khác cịn làm tăng kinh phí hoạt động, tốn kém cho ngân sách nhà nước). Vì vậy, việc xác định tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị cấp huyện được xem là tiêu chí quan trọng trong việc hoạch định và kiện tồn hệ thống chính trị cấp huyện tạo cơ sở để hoạt động của bộ máy cấp huyện sẽ nhanh, thơng suốt, khơng bị trì trệ, hạn chế lẫn nhau.
- Thứ hai, cơ chế vận hành, nguyên tắc hoạt động, các mối quan hệ giữa các bộ phận được xác định rõ ràng và được tuân thủ trên thực tế. Trong đó, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận, các mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Khi cơ chế vận hành rõ ràng, các mối quan hệ phối hợp được xác định cụ thể, hợp lý thì hoạt động của bộ máy mới thông suốt, hiệu quả, chất lượng giải quyết cơng việc nhanh chóng, đáp ứng kịp thời những địi hỏi của nhân dân, xã hội.
- Thứ ba, năng lực của đội ngũ cán bộ: trình độ, năng lực đủ đáp ứng yêu cầu, nhất là trình độ chun mơn, được sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý. Có cơ chế thích hợp để thực hiệu quả cơng tác cán bộ, trực tiếp là công tác nhân sự, đổi mới bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng chuyên môn được đào tạo, sở trường công tác, phù hợp với năng lực thực tế của cán bộ nhằm đảm bảo cán bộ phát huy tốt năng lực của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thứ tư: tiêu chí quan trọng nhất là mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ: thể hiện cụ thể ở mức độ giải quyết cơng việc, đáp ứng được u cầu địi hỏi của nhân dân trên địa bàn. Được biểu hiện cụ thể thơng qua việc có giải quyết kịp thời các vấn đề của địa phương không. Các vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường, an ninh và trật tự an toàn trên địa bàn.
- Thứ năm: sự tin tưởng, mức độ hài lòng của người dân. Việc đánh giá, xem xét mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội có thể được thực hiện bởi cấp trên, hoặc bởi chính cấp thực hiện. Tuy nhiên, từ mức độ đánh giá của người dân, sự tin cậy và mức độ hài lịng của người dân đối tổ chức đảng, chính quyền… trên địa bàn cũng là một tiêu chí quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện.
Việc phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các kế hoạch và tiêu chí cụ thể nhằm định hướng đúng đắn trong việc kiện toàn và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cấp huyện tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã làm rõ khái niệm, vai trị, vị trí của hệ thống chính trị cấp huyện trong hệ thống chính trị; từ đó phân tích khái qt về những đặc điểm cơ bản nhất, đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận, chính trị và pháp lý của hệ thống chính trị cấp huyện trong hệ thống chính trị Việt Nam. Việc nghiên cứu các quy định cơ bản về cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay là cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá năng lực xem xét mức độ hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của hệ thống và của từng yếu tố cấu thành của hệ thống chính trị cấp huyện. Đó là khả năng thực tế và tiềm ẩn vốn có của hệ thống chính trị cấp huyện và của từng yếu tố cấu thành, hướng đến thực hiện chức năng và các nhiệm vụ của hệ thống chính trị cấp huyện như một chỉnh thể thống nhất, cũng như việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với hệ thống này một cách chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là cơ sở khách quan cho việc đi sâu xem xét tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện trên một địa bàn cụ thể.
Mặt khác, chương 1 cũng đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính trị cấp huyện. Nội dung nghiên cứu này giúp tác giả luận văn có cái nhìn khách quan và tồn diện hơn các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó, xác định các tiêu chí cụ thể đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp huyện đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị.
Chương 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN