BỐI CẢNH CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN TRÀ ƠN

Một phần của tài liệu Ths CTH hệ thống chính trị cấp huyện qua khảo sát hệ thống chính trị huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 47 - 66)

2.1. BỐI CẢNH CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA HUYỆNTRÀ ƠN TRÀ ƠN

2.1.1. Lịch sử hình thành huyện Trà Ơn - tỉnh Vĩnh Long

Trà Ôn là một địa danh thuộc một quận của tỉnh Cần Thơ từ năm 1921, thời điểm thành lập, quận Trà Ơn có 2 tổng: An Trường với 8 làng và Bình Lễ với 7 làng. Ngày 17 tháng 06 năm 1954, quận Trà Ơn nhận thêm các làng Tích Thiện, Vĩnh Xn, Trà Cơn tách từ quận Cầu Kè cùng tỉnh và đặt thuộc quận Thạnh Trị. Năm 1956, chính quyền Sài Gịn cho thành lập tỉnh Tam Cần, lấy thị trấn Trà Ôn làm tỉnh lỵ, năm 1957 tỉnh Tam Cần bị giải thể. Sau năm 1956, quận Trà Ơn thuộc tỉnh Vĩnh Bình, các làng gọi là xã, có 3 tổng, Bình Lễ với 3 xã, Thành Trị với 5 xã, Bình Thới với 3 xã; quận lỵ đặt tại xã Tân Mỹ. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể.

Ngày 14 tháng 01 năm 1967, quận Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, Trà Ôn trở thành huyện của tỉnh Cửu Long. Ngày 11 tháng 03 năm 1977, huyện Trà Ôn bị giải thể, địa bàn nhập vào các huyện Cầu Kè và Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long. Sau đó, vào ngày 29 tháng 09 năm 1981, huyện Trà Ôn được tái lập, trên cơ sở tách thị trấn Trà Ôn cùng 8 xã từ huyện Cầu Kè và 3 xã từ huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn lúc này bao gồm thị trấn Trà Ôn và 11 xã: Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Tích Thiện, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Trà Côn, Lục Sỹ Thành, Thới Hồ, Xn Hiệp, Hồ Bình.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Ơn khi đó được phân thành một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau đó, vào ngày 09 tháng 08 năm 1994, huyện Trà Ôn được lập thêm 2 xã Phú Thành, Nhơn Bình. Cuối năm 2004, huyện Trà Ơn được quy hoạch có thị trấn Trà Ơn và 13 xã: Hựu Thành, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Phú Thành, Lục Sĩ Thành, Thới Hồ, Xn Hiệp, Nhơn Bình, Hồ Bình và Trà Cơn.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Trà Ơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp tồn diện, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Trà Ơn có 2 xã cù lao Lục Sỹ Thành và Phú Thành thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt hiện nay phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hóa nơng sản. Hệ thống giao thơng thuận lợi cả đường bộ và đường thủy là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch sinh thái.

Tổng diện tích sản xuất tồn huyện là 25.839,12 ha (chiếm 17,52% diện tích tồn tỉnh) gồm có các loại sau [35].

Đất sản xuất nơng nghiệp: 21.657,06 ha, chiếm 83,82% diện tích sản xuất tồn huyện; trong đó, cây hàng năm chiếm 70% chủ yếu là trồng lúa, còn lại là cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày chiếm 30%, khơng có đất lâm nghiệp. Các loại nông sản đặc trưng: Lúa, cam, bưởi, chôm chôm. Ngành truyền thống: nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thủy sản...

Đất chuyên dùng 812,83 ha, chiếm 3,15%. Đất thổ cư 730,01ha, chiếm 2,82% và đất chưa sử dụng 2.639,22 ha chiếm 10,21% diện tích tự nhiên.

- Về tính chất cơ hóa đất đai của huyện Trà Ơn được chia thành 3 nhóm chính: đất phèn, phù sa và cát giồng.

+ Nhóm đất phèn có 8.512 ha, chiếm 32,9% diện tích đất sản xuất, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng như Hịa Bình, Xn Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hịa và một phần của Thuận Thới, Hựu Thành.

+ Nhóm đất phù sa có 17.140 ha, chiếm 66,3% diện tích đất sản xuất phân bố tập trung ở các xã vùng cao ven tuyến sơng Hậu và sơng Mang Thít. Đây là vùng đất phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả còn những vùng đất thấp hơn trồng lúa cho năng suất cao và luân canh lúa màu.

+ Nhóm đất cát giồng 185 ha, chiếm 0,7% diện tích đất sản xuất, phân bổ tập trung ở 3 giồng cát: giồng Thanh Bạch (xã Thiện Mỹ), giồng La Ghì (xã Vĩnh Xn) và Giồng Gịn (xã Thuận Thới) chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và rau màu.

2.1.3. Văn hóa, phong tục, tập quán

Huyện Trà Ơn khơng chỉ được biết đến bởi tấm lòng nhân hậu, hiếu khách của người dân, mà còn được nhắc đến như một vùng đất của những huyền thoại, những vị anh hùng dân tộc. Người Trà Ơn có truyền thống đồn kết, u q hương đất nước, cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, hiếu khách và trọng nhân nghĩa. Đặc trưng này trở thành nét đẹp văn hoá được lưu giữ và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen, đoàn kết chan hồ, tương thân tương ái, có truyền thống chống áp bức bất cơng, chung sức, chung lịng gìn giữ và xây dựng phát triển quê hương.

Các thiết chế văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng dân gian của người Việt, người Khmer, người Hoa được hình thành, các đình làng, am, miếu của đạo giáo, chùa Phật (Nam, Bắc tông) được xây dựng, thể hiện sự ổn định xã hội và thực thi chủ quyền của chính quyền Việt Nam trên vùng đất mới. Người Kinh hàng năm có 03 Tết chính là Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu được tổ chức theo phong tục; người Khmer ba lễ lớn là Chol chnam thmây, Sen Đơnta và Ốc Ombốc; người Hoa cịn tổ chức Thanh Minh. Thời gian gần đây ở các bãi cồn mới nổi xã Lục Sĩ Thành xuất hiện một nét văn hoá mới là nhân Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âl) rất nhiều bà con trong vùng, du khách gần xa đến tắm cồn cát và tham quan chợ nổi Trà Ôn, các vườn cây ăn trái đặc sản ở xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành.

Sinh hoạt văn hóa của huyện Trà Ơn mang đậm bản sắc văn hố sơng nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các xã - thị trấn đều có câu lạc bộ đờn ca tài tử vì đây là bộ mơn nghệ thuật được ưa thích. Nơi đây cũng sinh ra rất nhiều nghệ sĩ tài danh như nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn, nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn,.…

Đại bộ phận cư dân Trà Ơn có tập tục thờ cúng tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn các bậc sinh thành, hầu như nhà nào cũng cúng giỗ ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc. Tại các đình làng đều có tập tục thờ Thành hồng bổn cảnh, thờ Thần Nơng và các vị khai quốc công thần v.v. với các sinh hoạt lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian để tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân đã có cơng khai phá tạo dựng hoặc cầu quốc thái dân an, cầu cho nông nghiệp trúng mùa. Các đình làng mỗi năm đều có 3 ngày Lễ lớn là Lễ Kỳ Yên, Lễ Hạ Điền và Lễ Thượng Điền. Các tín ngưỡng

dân gian này thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trà Ơn có hơn 80 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng dân gian gồm: Chùa Phật 29 (có 06 chùa phật giáo nam tông khmer), Nhà thờ Công giáo 07, Tin Lành 01, Cao Đài Bến Tre 07, Cao Đài Tây Ninh 03, Lăng Ơng 01 và 18 Đình Làng, 15 am miếu,…trong đó có 01 cơ sở được cơng nhận cơng trình văn hóa cấp quốc gia là Lăng Ông Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn (xã Thiện Mỹ) và 05 cơ sở văn hóa cấp tỉnh là Chùa Gia Kiết - Chùa Gị Xồi (xã Tân Mỹ), Đình Hậu Thạnh (xã Lục Sĩ Thành), Đình làng Thiện Mỹ (Thị trấn Trà Ơn), Đình Vĩnh Thuận (xã Thuận Thới) thường xuyên sinh hoạt tôn giáo, lễ hội đúng nghi thức. Trà Ôn dinh dưới thời các chúa Nguyễn, sau này dưới thời triều Nguyễn và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc còn là vùng đất minh chứng cho tình đồn kết keo sơn, gắn bó thủy chung của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer từ những ngày khai hoang, lập ấp, cùng nhau chống giặc ngoại xâm, gìn giữ bờ cõi do cha ơng gầy dựng.

2.1.4. Đặc điểm dân cư

Dân số huyện Trà Ơn tính đến năm 2016 vào khoảng 152.200 người, trong đó, nữ 78.320 người chiếm 51,45%, mật độ 580 người/km2 và phân bổ chủ yếu ở nơng thơn với 92,22% dân số tồn huyện. Có 3 dân tộc sinh sống đan xen với nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông với 93,83%; dân tộc Khmer chiếm 5,57% và dân tộc Hoa chiếm 0,6% dân số toàn huyện [34].

Huyện Trà Ơn có đến 70% số hộ Khmer nghèo chỉ có dưới 2.500 m2 đất ở và đất sản xuất, 28% số hộ khơng có đất sản xuất, suốt năm phải làm th kiếm sống qua ngày. Nhờ những chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp mang lại hiệu quả tốt, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân dần dần được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo ở Trà Ơn giảm nhanh, từ trên 16% năm 2006 xuống cịn hơn 13% năm 2009 với gần 3.000 hộ thoát nghèo và đến năm 2017 hộ nghèo còn dưới 7% [35].

Lao động ở huyện Trà Ôn rất dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ khá cao, có trên 62% dân số trong độ tuổi lao động và làm việc chủ yếu trong khu vực nông nghiệp - thủy

sản: chiếm 77,6%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 3,8% và lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 19,6% số lao động trong độ tuổi. Chất lượng lao động cịn thấp: có 97,73% lao động phổ thơng, lao động có chun mơn hoặc được đào tạo nghề chiếm khoảng 25% [34].

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN TRÀ ƠN

2.2.1. Cấu trúc tổ chức của hệ thống chính trị cấp huyện Trà Ơn

* Về cấu trúc tổ chức

Hệ thống chính trị cấp huyện ở huyện Trà Ôn trong thời gian qua đã và đang thực hiện việc đổi mới về tổ chức và hoạt động, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới chung của Tỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị cấp huyện từ hệ thống tổ chức đảng đến chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đã được sắp xếp, kiện tồn, có nhiều tiến bộ.

Hội đồng nhân dân huyện Trà Ôn là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được luật định mà tổ chức, bộ máy Hội đồng nhân dân cấp huyện Trà Ôn đã được sắp xếp phù hợp với quy định pháp luật, cụ thể như sau:

* Năm 2011 (nhiệm kỳ 2011-2016): Hội đồng nhân dân huyện Trà Ơn có 35 đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 ủy viên Thường trực, trong đó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do đồng chí Bí thư Huyện ủy kiêm nhiệm; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Các Ban của Hội đồng nhân dân huyện Trà Ôn gồm 02 ban: Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Pháp chế. Cơ cấu các ban của Hội đồng nhân dân gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm.

* Năm 2016 (nhiệm kỳ 2016-2021): Hội đồng nhân dân huyện Trà Ơn có 35

đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Trà Ôn gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 02 Trưởng ban, các ban của Hội đồng nhân dân; trong đó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do đồng chí Bí thư Huyện ủy kiêm nhiệm, Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm; 02 Phó Chủ

tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Các ban của Hội đồng nhân dân huyện Trà Ôn gồm 02 Ban: Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế. Do đặc thù của huyện Trà Ơn là một huyện nhỏ có lịch sử mới thành lập nên cơ cấu Hội đồng nhân dân huyện Trà Ơn khơng có thành lập Ban Dân tộc. Về cơ cấu các Ban của Hội đồng nhân dân huyện Trà Ơn hiện nay gồm: Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên, trong đó Trưởng ban và các thành viên là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm, Phó trưởng ban là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Như vậy, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 so với nhiệm kỳ 2011- 2016 không tăng. Tuy nhiên, về cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân có thay đổi, thêm 01 phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và 02 phó Ban chun trách (khơng cịn ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân).

Về cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân huyện Trà Ôn

Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ôn do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Năm 2011 (nhiệm kỳ 2011-2016): Cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân

huyện Trà Ôn được thực hiện theo Nghị định số 107/2004/NĐ-CP, ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và thành viên Uỷ ban nhân dân dân các cấp, gồm 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch và 05 ủy viên. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện được thực hiện theo Nghị định số 14/2008/NĐ- CP, ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 12/2010/NĐ-CP, ngày 26/02/2010. Tổng số các cơ quan chuyên môn năm 2011 là 13 phòng, ban.

- Năm 2016 (nhiệm kỳ 2016-2021): Cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân

huyện được thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP, ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Uỷ ban nhân dân; cơ cấu gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 13 Ủy viên. Như vậy, về số lượng

thành viên Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ôn trong nhiệm kỳ 2016-2021 tăng 08 người, nhưng không tăng về biên chế. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện được thực hiện theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tổng số các cơ quan chun mơn năm 2016 của huyện Trà Ơn là 13 phòng, ban vẫn giữ nguyên số lượng so với năm 2011 [36].

Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ơn gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

Việc quy định chi tiết các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở huyện Trà Ơn đặt dưới sự kiểm sốt được việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính trị cấp trên cả về mặt cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự, theo dõi và giám sát các hoạt động của chính quyền địa phương để đảm bảo chính sách, pháp luật được thực hiện thống nhất trên cả nước. Hiện nay, mặc dù Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương cấp huyện, nhưng về cơ bản thẩm quyền, mơ hình tổ chức chính quyền cấp huyện khơng khác mơ hình cũ, số lượng cơ quan chun mơn là khá nhiều, số lượng cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc điểm, yêu cầu của địa phương tương đối ít. Điều này dẫn đến mơ hình tổ chức quản lý nhà nước ở cấp huyện và cấp cơ sở gần như là tương đồng, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của mỗi địa phương.

Nhìn chung, tổ chức chính quyền và hoạt động chính quyền địa phương của

Một phần của tài liệu Ths CTH hệ thống chính trị cấp huyện qua khảo sát hệ thống chính trị huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long hiện nay (Trang 47 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w