CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ SUY LUẬN
4.7. Trình bày kết quả của các phân tích suy luận
Một trong những giá trị của việc viết báo cáo trong kế hoạch phân tích là chúng ta có thể sử dụng chúng trong báo cáo cuối cùng của chúng ta. Bạn sẽ có đủ thơng tin để viết phần phương pháp phân tích và những ý tưởng hay về những gì sẽ đề cập đến trong phần kết quả nghiên cứu.
Trong điều tra về chấn thương giao thông của quốc gia, phần kế hoạch phân tích và kết quả thu được của cuộc điều tra được trình bày tóm tắt dưới đây. Đây là một ví dụ gợi ý cho bạn cách viết một báo cáo cho những phân tích tương tự tuy nhiên mỗi người
đều sẽ có những phong cách riêng của mình.
Một ví dụ về viết báo cáo
Phương pháp phân tích
Điểm của chất lượng cuộc sống (QoL) trước thời điểm chấn thương là phân bố chuẩn vì vậy kiểm định t một mẫu đã được dùng để so sánh giữa quần thể điều tra với quần thể người Việt Nam nói chung về biến này. Các kiểm định tham số dựa trên giá trị trung bình đã được dùng để chứng minh ảnh hưởng của các yếu tố xã hội-nhân khẩu học (tuổi, giới, địa dư, học vấn) lên chất lượng cuộc sống trước chấn thương.
chấn thương có phân bố chuẩn nên kiểm định t ghép cặp được sử dụng để đánh giá sự thay đổi về chất lượng của cuộc sống trước và sau chấn thương. Điểm QoL được phân vào hai mức đủ( >=50); thấp ( < 50) và kiểm định χ2 McNemar được sử dụng để xác định sự thay đổi QoL.
Số ngày điều trị trong bệnh viện không phải là một phân bố chuẩn, ảnh hưởng của loại phương tiện sử dụng khi chấn thương như đi bộ, hay đi xe đến thời gian nằm viện đã được đánh giá bằng kiểm định phi tham số dựa trên các trung vị. Mối liên quan giữa số ngày nằm viện và QoL được kết luận thông qua hệ số tương quan Spearman.
Tỷ lệ chấn thương ở đầu/cột sống được so sánh với các số liệu năm 1997 và những người đi bộ được so sánh với những người sử dụng phương tiện giao thông khác trong nghiên cứu bằng kiểm định χ2 . Kiểm định χ2 cũng được sử dụng để xem liệu có phải điểm QoL khác nhau theo mức độ chấn thương khi lượng giá theo vị trí chấn thương nặng nhất.
Chú ý rằng phần phương pháp cần viết ngắn gọn và tránh sự lặp lại khi đã sử dụng tóm tắt tương tự và kiểm định nhiều lần trước đó. Những lý do tại sao lại dùng
những kiểm định đã chọn cũng cần phải chỉ rõ (vì phân bố chuẩn hay đó là biến phân
loại ...)
Kết quả
Chất lượng cuộc sống
Điểm trung bình QoL trước chấn thương của các đối tượng trong nghiên cứu chấn thương do giao thông quốc gia là 58.0 (độ lệch chuẩn 0.2) cao hơn trung bình của tồn quốc (50.0) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (t1691 = 42.8, p < 0.001).
Chưa thấy có mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống trước chấn thương được lượng giá bằng điểm QoL với giới tính (t1690 = 0.5, p = 0.486) hay địa dư (F7,1684 = 1.7, p = 0.116) trong nghiên cứu. Tuy nhiên, ở nhóm trẻ dưới 6 tuổi và những người có trình độ học vấn trung học có chất lượng cuộc sống cao hơn (điểm trung bình tương ứng là 64.0 và 62.0) một cách có ý nghĩa thống kê so với những người có TĐHV cấp II hoặc dưới cấp II (điểm trung bình tương ứng là 58.0 và 55.0)(F3,1688 = 52.1, p < 0.001).
Đã có bằng chứng về sự giảm một cách có ý nghĩa của điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 5.7 sau chấn thương so với với trước chấn thương (từ 60.4 xuống 54.7) với khoảng tin cậy 95% của 5.4 đến 6.0 (t1691 = 38.2, p < 0.001). Khơng có đủ bằng chứng để kết luận tuổi (Pearson's r = 0.24) cũng như thời gian điều trị tại bệnh viện (Spearman's r = 0.09) có mối tương quan chặt chẽ với chất lượng cuộc sống sau chấn thương.
Thời gian điều trị tại bệnh viện
Điểm trung vị số ngày điều trị tại bệnh viện của những đối tượng đi bộ là 5, ít hơn 2 ngày so với những đối tượng sử dụng các phương tiện khác (Z = -1.96, n = 751, p = 0.05). Thời gian điều trị tại bệnh viện cũng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê giữa những người sử dụng các loại phương tiện giao thông khác nhau khi bị tai nạn (Kruskal-Wallis test, n = 660, p = 0.003), điểm trung vị cao nhất (15 ngày) thuộc nhóm đối tượng sử dụng xe máy.
Chấn thương ở đầu/cột sống
các nạn nhân đi bộ bị chấn ở đầu hoặc cột sống trong khi tỷ lệ này ở nhóm nạn nhân sử dụng các phương tiện khác chỉ là 37%, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với mức α = 0.05 (χ21 = 3.3, p = 0.070). Chưa có bằng chứng về việc vị trí
thương tích ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương xứng sau chấn thương (> 50 điểm) (χ22 = 2.1, p = 0.349).
Những tiểu đề đã được sử dụng để phản ánh những phần khác nhau mà nhóm
nghiên cứu quan tâm. Cần lưu ý rằng có một vài phần được phân tích riêng biệt đã được gộp lại và một vài phần phân tích lại được mơ tả theo một trật tự khác đi để có thể mang lại một “câu chuyện” nhất quán hơn cho người đọc. Điều này là hồn tồn thích hợp, bạn
đang viết một báo cáo chứ không phải nhật ký! Trong bản báo cáo bạn nên thường xuyên
nêu lên ý nghĩa của các kiểm định, ví dụ các trung bình khác nhau như thế nào, tỷ lệ ở
nhóm nào là cao nhất cũng như các kiểm định thống kê đã dùng và mức ý nghĩa của
chúng.
Bản cáo cáo ví dụ này là một bản báo chỉ sử dụng các từ ngữ để mô tả các mối liên quan, tuy nhiên nếu sự khác nhau về chất lượng cuộc sống theo địa dư có ý nghĩa thống kê thì bạn có thể trình bày theo dạng bảng phân bố giá trị trung bình theo địa dư hoặc biểu đồ. Trong trường hợp này bảng nên đưa ra ngay trong phần kết quả mơ tả của báo cáo và có thể được tham khảo trong phần viết về kết quả của các kiểm định thống kê. Cần phải cân nhắc cả phần mô tả và phần suy luận trong kết quả nghiên cứu phải bổ xung cho nhau và tránh sự chồng chéo không cần thiết.