CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ SUY LUẬN
4.8. Giả định
4.8.1. Sự độc lập của các đơn vị quan sát
Tất cả các kiểm định thống kê cơ bản trong chủ đề này yêu cầu giả định về tính
độc lập của các đơn vị quan sát phải được thoả mãn. Điều đó có nghĩa là giá trị một biến
phụ thuộc của một đối tượng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của giá trị của đối tượng khác. Với những thiết kế nghiên cứu dựa trên cách lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giả định này thường được thoả mãn. Đơi khi, các đối tượng nghiên cứu có thể biết nhau (ví dụ trong trường hợp lấy mẫu kiểu snowball) hoặc các đối tượng nghiên cứu có thể cùng trong một gia đình, trường học, làng, cơ quan.... dẫn đến các thành viên trong cùng cùng gia đình/trường học... có nhiều đặc điểm giống nhau khi đánh giá trong cụm hơn giữa những
cá nhân từ những cụm khác nhau. Điều này dẫn đến những sự phụ thuộc chéo của một số
đặc điểm. Những kiểm định thống kê bạn sẽ học trong chương trình này khơng thể đối
phó với những mức độ phụ thuộc khác nhau giữa các đơn vị quan sát, có nhiều kiểm định phức tạp hơn có thể làm được điều này.
Để quyết định xem các giả định có thoả mãn khơng, bạn cần biết đến cách lấy
mẫu của bộ số liệu đã được thu thập. Hãy chú ý những câu hỏi sau:
(i) Có bằng chứng nào cho thấy rằng có sự co cụm của các cá nhân trong mẫu
nghiên cứu, do đặc điểm tự nhiên ( gia đình, trường học, làng xóm) hoặc
chúng ta tạo ra (lấy mẫu kiểu snowball) khơng?
Nếu Có, thì giả định về tính độc lập của đơn vị quan sát có vẻ khơng thoả mãn và cần phải có cách tiếp cận khác – và trong trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thống kê.
Chú ý rằng sự co cụm của các đối tượng quan sát trong cùng một đơn vị quan sát là chấp nhận được - điều này sảy ra trong các nghiên cứu đo lường lặp lại. Chỉ có các đơn vị quan sát là phải độc lập với nhau.