ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 26 - 34)

DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.3.1. Đặc điểm và nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống.

Như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (tháng 6-1997) đã nhấn mạnh, lúc này để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm sốt nhà nước, khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

Với tầm quan trọng đó, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một văn bản riêng về vấn đề này. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này của Đảng chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước; thực hiện tốt phương châm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm

chủ" nhằm phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản

lý, kiểm sốt Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng đang xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước ta. Qua đó, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần to lớn vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; bởi đó là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nơi thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

Việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, chính quyền cấp xã là nhân tố trung tâm của HTCT ở xã, là cơ quan quyền lực của nhân dân, thực hiện các chức năng quản lý nhà Nước ở địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên và chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, có quan hệ gắn bó mật thiết với tổ chức đảng và các đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Trong đó, Đảng ủy xã giữ vai trị hạt nhân chính trị, lãnh đạo. Chính vì thế, việc thực hiện dân chủ ở cấp xã có thể thấy những đặc điểm, sau đây:

Thứ nhất, thực hiện dân chủ ở cấp xã là hoạt động diễn ra thường

xuyên, liên tục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố. Đây là nơi người dân có thể cảm nhận thực tế dân chủ ở xã; ngay tại xã, huyện, tỉnh. Nói rằng dân chủ ở xã - tên gọi là thế nhưng kỳ thực mảnh đất

hiện sinh cho dân chủ không hẳn tập trung tại trụ sở của chính quyền xã, là thuần t xã mà nó phải đi xuống thơn, làng, bản, ấp, tổ dân phố - là những đơn vị hành chính tự nhiên. Hơn nữa, dân chủ không chỉ là thực hiện những quy định trong các QCDC, mà thể hiện thường xuyên, liên tục bằng tất cả các hoạt động của chính người dân tại đây. Chính vì thế, dân chủ ở cấp xã khơng thể khác hơn là trở về, được thực hiện bởi chính dân chủ thơn, làng. Chính quyền xã chỉ cịn tồn tại với vai trò là đại diện cho nhà nước giám sát, kiểm tra việc thực hiện dân chủ, việc của cấp xã mang tính chất định hướng cho thơn, làng phát triển.

Thứ hai, việc thực hiện dân chủ ở cấp xã được triển khai trên địa bàn

rộng lớn nhất so với các loại hình dân chủ khác ở cơ sở. Điều này lý giải bởi hệ thống chính quyền xã là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2016, có 65,5% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 59,9% tổng lực lượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp [22].

Chính quyền cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bền vững, dưới cấp này khơng hình thành một cấp chính quyền nào khác. Do đó “dân chủ ở cơ sở” phải được hiểu là dân chủ ở cấp thấp nhất, là nơi người dân thể hiện trực tiếp nhất quyền làm chủ của mình. Đó là thơn, làng, bản, ấp - là những đơn vị hành chính tự nhiên được hình thành bằng một cộng đồng dân cư chặt chẽ. Và suy cho cùng, tất cả các tổ chức quyền lực nhà nước cấp trên, muốn phát huy tác dụng cuối cùng đều phải thơng qua vai trị của hệ thống chính quyền xã; dân gắn với nhà nước, trước hết và trực tiếp thông qua quan hệ với chính quyền cơ sở; tạo lập lịng tin của dân với Đảng, với Nhà nước trước hết cũng thực hiện thơng qua quan hệ giữa nhân dân với chính quyền xã. Vì vậy thực hiện pháp luật về dân chủ ở

xã được triển khai trên phạm vi rộng lớn nhất, tác động đến nhiều chủ thể nhất so với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan hay doanh nghiệp…

Thứ ba, thực hiện dân chủ ở cấp xã được tiến hành bởi nhiều chủ thể

khác nhau, trong đó, nhân dân là một chủ thể đặc biệt quan trọng. Khơng ít người dân hiện nay khi được hỏi về dân chủ ở cấp xã thì trả lời với một thái độ rất bàng quan rằng đó là việc của chính quyền, đồn thể.Trong khi đó, nhân dân có vai trị quan trọng trong việc quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Xét cho cùng, sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước tùy thuộc lớn vào cơ sở, vào chính quyền cấp xã, mà sức mạnh của chính quyền là ở nơi dân, là việc quy tụ được lịng dân, là phát huy tình đồn kết, truyền thống, tinh thần làm chủ của nhân dân, là hướng tới dân, vì lợi ích của dân.

Thứ tư, thực hiện dân chủ ở cấp xã là thực hiện các quy phạm cụ thể

quy định trong các văn bản do Nhà nước ban hành, cụ thể ở đây là các quy định trong QCDC ở xã (hiện nay là Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn). Điều này là hoàn toàn cần thiết để tránh các trường hợp lợi dụng dân chủ, dân chủ q trớn, vơ chính phủ. Dân chủ phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ pháp luật. Do vậy, không thể cho rằng "dân chủ" và "hoàn toàn tự do" là một. Dân chủ phải gắn liền với chun chính. Chun chính khơng phải là mục đích của dân chủ mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ những lợi ích của nhân dân, chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại chế độ dân chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của một cá nhân không được đi ngược lại quyền làm chủ của các cá nhân khác và của cộng đồng. Xã hội dân chủ là một xã hội có trật tự kỷ cương. Dân chủ đối lập với sự độc đoán, chuyên quyền, đồng thời cũng đối lập với sự hỗn loạn, vơ chính phủ. Để tránh tình trạng mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ, địi hỏi

phải có các quy định mang tính quyền lực nhà nước cũng như các cơ chế để đảm bảo thực hiện được trên thực tế. Hơn nữa, thực hiện dân chủ với nhân dân không chỉ là các quy định trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn là đủ, mà địi hỏi chính quyền cấp xã phải thể hiện được vai trị tích cực của mình trong tất cả lĩnh vực theo các quy định có liên quan của Nhà nước.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bản chất của chế độ XHCN là dân chủ, theo đó dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước theo định hướng XHCN, dân chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm, đặc biệt là dân chủ hoá đời sống xã hội từ cơ sở.

Từ thành tựu dân chủ ở nước ta hơn 30 năm qua, có thể nhận thấy những bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng về dân chủ, những kết quả tích cực trong thực hiện và thực hành dân chủ, từ các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể của hệ thống chính trị đến cộng đồng xã hội với hoạt động tham chính của người dân theo phương thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Qua đó, cũng là để nhận rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển dân chủ đầy đủ, thực chất hơn, làm cho dân chủ thực sự là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới, thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhiệm kỳ khóa XII: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ngang tầm nhiệm vụ.

Dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống để thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để xây dựng nền dân chủ là một tư tưởng lớn được Đảng ta xác định ngay từ lúc mở đầu công cuộc đổi mới. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước theo vị trí và vai trị, chức năng và nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cũng nhằm vào mục tiêu xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Đó cũng là quan điểm và phương thức đổi mới chính trị và hệ thống chính trị ở nước ta được thể hiện trong Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội khai sinh cho công cuộc đổi mới, đặt nền móng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Từ những vấn đề trên, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, có thể nhận thấy một số nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện

dân chủ cơ sở cũng như dân chủ ở cấp xã nói riêng. Với đặc trưng của địa hình, thời tiết khí hậu, sơng ngịi, đất đai thổ nhưỡng… sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, hình thành nên các địa bàn nơi dân cư sinh sống (vùng núi, vùng cao, vùng đồng bằng, thành thị hay vùng sâu, vùng xa...). Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ văn hố, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen và lối sống theo pháp luật của cộng đồng dân cư).Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay thì thơng tin là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành.Thực hiện dân chủ ở xã gắn liền với yếu tố thông tin. Thông tin nhanh hay chậm, chất lượng hay không đảm bảo chất lượng bên cạnh việc phụ thuộc vào cơng nghệ hiện đại thì một phần nó cịn phụ thuộc vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên. Sự phát triển của phương tiện thơng tin giúp cho dân chúng nhanh chóng có thơng tin để có thể tham gia bàn luận,

đánh giá và lựa chọn những quyết định chính trị đúng đắn; ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong một quốc gia rộng lớn về lãnh thổ, với dân số đơng thì sự yếu kém và lạc hậu về hạ tầng thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dân chủ.

Thứ hai, kinh tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện dân

chủ ở xã. Dân chủ và kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế tạo điều kiện để xây dựng dân chủ, nhưng dân chủ cũng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động cao, kết cấu hạ tầng KTXH ngày càng phát triển hoàn thiện sẽ bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền công dân và quyền con người. Sự phát triển kinh tế bảo đảm cho triển vọng của nền dân chủ, sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra được một tầng lớp trung lưu và sẽ tạo điều kiện cho dân chúng có học thức cao hơn trước và đó là mơi trường mới thuận lợi cho dân chủ hoá. Cũng cần thấy rằng dân chủ đã tạo điều kiện phân phối cơng bằng hơn phúc lợi xã hội, nhờ vậy kích thích sự phát triển kinh tế.

Thứ ba,dân chủ và việc thực hiện dân chủ ở cấp xã không chỉ phụ thuộc

vào điều kiện kinh tế mà cịn phụ thuộc vào điều kiện văn hố, xã hội. Rõ ràng, trong một xã hội đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục đào tạo, văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻ, cơng tác dân số, lao động, việc làm, xố đói giảm nghèo sẽ phản ánh phần nào về một xã hội giàu có. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến q trình dân chủ hố xã hội vì có khả năng, trong phần lớn các trường hợp, xoa dịu được sự bất bình đẳng xã hội.

Thứ tư, sự phân cực do bất bình đẳng xã hội sẽ làm nảy sinh những

mâu thuẫn hoặc xung đột chính trị, mà nhiều khi khơng thể sử dụng thiết chế và phương pháp dân chủ để giải quyết các xung đột đó. Do vậy, sự phân cực giàu nghèo trong xã hội là rào cản to lớn cho quá trình thực hiện dân chủ, mặc

dù dân chủ cũng khơng dễ có trong một xã hội với chế độ phân phối của cải xã hội theo hình thức cào bằng, bình quân chủ nghĩa.

Thứ năm, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết các vấn đề chính trị, xã

hội của nhân dân là nhân tố cơ bản để thực hiện dân chủ. Bởi vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hố chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí, văn hố nói chung. Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư nơng thơn cịn thấp, chưa phân biệt được rõ đúng, sai, quyền lợi, trách nhiệm, dẫn đến những hành vi sai lệch. Do trình độ dân trí khơng đồng đều, nhận thức của nhân dân cịn thấp nên việc tiếp thu chủ trương về thực hiện dân chủ ở xã cịn có những hạn chế thể hiện ở hai khuynh hướng: bàng quan hoặc lạm dụng dân chủ. Trong xã hội, những bộ phận cơng dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngồi chính trị và dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 26 - 34)