BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 55 - 60)

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.3.1. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, xác định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là trách nhiệm của

HTCT mà trước hết là trách nhiệm cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong quá trình triển khai, quán triệt, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng, pháp luật Nhà nước, văn bản hướng dẫn của trên về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nội dung, hình thức tuyên truyền phải phong phú, phù hợp với đối tượng tuyên truyền, nội dung triển khai ra dân phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải làm thường xuyên để từng bước nâng cao nhận thức của người dân.

Thứ hai, thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, chất

lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ; gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với công tác thi đua, khen thưởng định kỳ, là cơ sở để xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân.

Thứ ba, thực hiện dân chủ ở cơ sở phải gắn với các phong trào thi đua

của các ngành, các cấp và nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát KTXH, QPAN ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Gắn việc thực hiện dân chủ với cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tăng cường cơng tác tự phê bình, phê bình; giữ gìn đồn kết, thống nhất trong nội bộ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Thứ tư, thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đi đôi với trật tự kỷ cương, kỷ

luật và xử lý nghiêm minh các vụ việc lợi dụng dân chủ để gây rối, làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải thường xuyên chăm lo quyền lợi hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân, của cán bộ, cơng chức, viên chức và người lao động; quan tâm xây dựng lực lượng đoàn viên, hội viên; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động các đoàn thể ở khu dân cư và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để làm nòng cốt trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thứ năm, việc thực hiện dân chủ phải được tiến hành thường xuyên gắn

với công tác giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất và sơ kết, tổng kết định kỳ để đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, kịp thời khắc phục những

khó khăn, hạn chế trong q trình thực hiện; đồng thời, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mơ hình điển hình tiêu biểu trong xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Quan tâm mở rộng việc thực hiện dân chủ ở một số loại hình cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đây cũng là phương thức hữu hiệu để ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãnh phí, xa rời dân của một bộ phận cán bộ, cơng chức.

Nhìn lại q trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai từ năm 2011đến nay, có thể khẳng định, các cấp ủy, chính quyền huyện Thới Lai đã bám sát Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản cụ thể hóa của các bộ, ban, ngành và của Thành ủy về thực hiện QCDC ở cơ sở để triển khai thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở.

Nhờ thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, đại đa số nhân dân đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, tham gia xây dựng đảng, chính quyền; cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị nâng cao năng lực, trách nhiệm. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đã có những khởi sắc rõ nét, thu hút các doanh nghiệp về tham đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện; các cơng trình, dự án trọng điểm được triển khai đảm bảo tiến độ; lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm, đầu tư. Cơng tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong HTCT tiếp tục ổn định, phát triển.

Tuy nhiên, do có những lý do khách quan, chủ quan nên quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở của huyện Thới Lai vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đánh giá được những kết quả, chỉ ra hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm là yếu tố quan trọng để HTCT của huyện nhà đề ra phương hướng, giải pháp, phát huy hơn nữa sức mạnh nội lực, tranh thủ ngoại lực để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước.

2.3.2. Những vấn đề đặt ra

Việc ban hành văn bản luật thay cho nghị định, pháp lệnh quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chậm được triển khai thực hiện. Hiện tượng vi phạm dân chủ, quan liêu, tiêu cực và thiếu gương mẫu của một bộ phận cán bộ, công chức trong thi hành cơng vụ đã tác động và ảnh hưởng đến q trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó có thể thấy một số vấn đề đặt ra cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là:

Thứ nhất, cần quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về phát huy

quyền làm chủ của nhân dân, về thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tại cơ sở, xem đây là khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân tại cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, liên tục, không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ XHCN, phát huy dân chủ đi liền với nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Thường xuyên gắn thực hiện dân chủ ở cơ sở với quy chế hoạt động của cán bộ, công chức, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là xây dựng và nêu gương tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên. Coi trọng tổng kết thực tiễn, khơng ngừng bổ sung cơ chế, chính sách nâng cao việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện và ban hành các văn bản để thực hiện dân

chủ ở các loại hình cơ sở, các lĩnh vực mới chưa có quy chế; rà sốt, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi trong mọi hoạt động hợp pháp của nhân dân. Cơng khai, minh bạch các chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước các cấp cho dân, cho công nhân viên chức biết để kiểm tra, giám sát; hồn thiện dần cơ chế để cán bộ cơng nhân viên chức, nhân dân tham gia ý kiến trong hoạch định, chủ trương, chính sách

và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; coi trọng hơn nữa các hình thức tự quản ở cơ sở; duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân định kỳ ở các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở; mở rộng dân chủ đi liền giữ nghiêm trật tự, kỷ cương, phép nước, nghiêm khắc xử lý việc lợi dụng dân chủ gây rối trật tự xã hội, nhằm làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, ổn định, phát triển.

Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao vai trò trách nhiệm

của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ, các đồn thể nhân dân, người đứng đầu các cấp; trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nhằm phát huy thành quả đã đạt được, tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Thứ tư, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của các cấp,

các ngành, đơn vị. Coi trọng việc bố trí những cán bộ có tâm huyết, có uy tín và năng lực tham gia Ban Chỉ đạo. Tạo điều kiện thuận lợi để Ban Chỉ đạo các cấp hoạt động có hiệu quả.

Thứ năm, cần ban hành bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật một cách

đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục đưa nội dung Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị vào cuộc sống mạnh mẽ hơn trong thời gian tới ở tất cả các loại hình cơ sở và trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SƠ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w