CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.1. Dự báo tình hình chung
Trong những năm đổi mới đất nước vừa qua, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về dân chủ, đó là một thành tích khơng có gì phải bàn cãi. Các tầng lớp dân cư hết sức vui mừng trước những thành tựu đó vì quyền làm chủ của mình đã được thực hiện trên thực tế, được luật pháp thừa nhận. Các kỳ Đại hội Đảng từ Đại hội VI đến nay luôn khẳng định quyền làm chủ của nhân dân. Đảng ta xác định dân chủ là một trong những đặc trưng của xã hội XHCN, là một trong những phương hướng thực hiện mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, đặc biệt là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. Điều đó cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam đến vấn đề dân chủ. Đặc biệt trong điều kiện Đảng ta lại là đảng cầm quyền và thực hiện chế độ nhất ngun về chính trị thì vấn đề này lại càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chúng ta nhận thức và triển khai chưa thật sự khoa học. Chính điều đó làm cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các thế lực thù địch trong và ngồi nước ln tìm mọi khiếm khuyết, kẽ hở của chế độ ta để bóp méo sự thật, đưa ra nhiều luận điệu xun tạc, bơi nhọ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước thềm Đại hội XII của Đảng, vấn đề hệ tư tưởng nói chung, chế độ dân chủ XHCN nói riêng lại được “những người yêu nước, bất đồng chính
kiến” “phản biện” và “kiến nghị”, đồng thời được các trang mạng “bất hảo” tái bản. Theo họ: “Muốn đất nước thật sự phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối “dân tộc và dân chủ”, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị “từ tồn trị sang dân chủ…”, mà thực chất là mơ hình “đa ngun chính trị, đa đảng đối lập” theo kiểu “ngoại nhập”. Đó là những nhận định sai trái, khơng phù hợp với thực tế, thậm chí là sự xuyên tạc cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một vấn đề nữa, đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo, tham nhũng, lợi ích nhóm, “bệnh nhiệm kỳ”… có xu hướng gia tăng; quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơii, trên một số lĩnh vực cịn bị vi phạm. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã cơng khai, thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sự suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp. Nếu chúng ta khơng kịp thời ngăn chặn, loại trừ tình trạng suy thối đó thì có thể dẫn đến những bất ổn xã hội, xóa nhịa những thành quả của cơng cuộc đổi mới trong nhiều thập kỷ qua.
Theo tinh thần mở rộng dân chủ, đồng thời giữ vững kỷ cương, quyền tự do ngơn luận, báo chí được bảo đảm và phát huy. Nhiều sự kiện chính trị mà trước đây được xem là “nhạy cảm”, thời gian qua đã được báo chí đưa tin cơng khai. Việc bảo đảm quyền tự do ngơn luận, báo chí, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương báo chí ln được các cơ quan chức năng tơn trọng.
Như vậy có thể nói, mặc dù cịn khơng ít vấn đề cần giải quyết, nhưng khơng ai có thể phủ nhận được rằng, nền dân chủ của chúng ta đã và đang phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của thời đại ngày nay.
Đối với huyện Thới Lai, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện, đồng thời mở rộng việc thực hiện quy chế dân chủ ở một số lĩnh vực nhằm khẳng
định vai trò làm chủ của nhân dân, quy định trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từng bước được quy định thành văn bản luật, có biện pháp chế tài cụ thể, đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, nhu cầu đơ thị hóa cao, địi hỏi phải tăng cường quy hoạch, giải phóng mặt bằng để thực hiện các cơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, q trình cơng khai dân chủ ra dân, việc thực hiện các chính sách về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư chậm sẽ tác động và gây bức xúc trong nhân dân. Mặt khác, việc chậm thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm, tiền lương, thưởng đối với công nhân, lao động của các doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây bức xúc dẫn đến đình cơng, lãn cơng trong cơng nhân, lao động. Lợi dụng tình hình trên, một số kẻ xấu kích động, lơi kéo người dân, cơng nhân, lao động tham gia khiếu kiện đơng người, đình cơng, lãn cơng, là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy, trong những năm tới, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tiềm ẩn những khó khăn, địi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và tổ chức thực hiện của chính quyền, sự giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân.
3.1.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay
Thực hiện Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Tiếp tục tổ chức quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân.
Cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị có trách nhiệm xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở trong phạm vi được phân công phụ trách, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài; chú trọng các địa bàn, các cơ sở thực hiện chưa tốt.
Các cấp ủy Đảng trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW; tăng cường phát huy dân chủ trong Đảng, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Chống quan liêu và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lơi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.
Tăng cường học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; tiếp tục mở rộng và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở gắn với tăng cường cơng tác dân vận trong tình hình mới, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nhân dân tiếp cận thơng tin, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân; từ đó, người dân tự giác thực thi pháp luật và thực hiện tốt quyền dân chủ trực tiếp theo quy định của pháp luật. Chú trọng tuyên truyền các gương điển hình, mơ hình tốt về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Xây dựng những cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trị làm chủ của nhân dân trong phòng, chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn tiêu cực trong xã hội.
Ban hành các quy định, các chính sách đối với cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ sở vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ, các đoàn thể; hướng dẫn, động viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng, thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để hội viên, đoàn viên và nhân dân hiểu và thực hiện đúng các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, nhất là vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân.
Trong thực hiện phát triển KTXH, giữ vững QPAN phải đảm bảo thực hiện tốt về dân chủ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khai thác các tiềm năng, lợi thế, sức mạnh trong nhân dân; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thới Lai lần thứ X.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thới Lai luôn coi trọng việc thực hiện QCDC, đặc biệt là ở các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và trong các doanh nghiệp. Việc thực hiện QCDC đã có tác động tích cực trong việc góp phần thay đổi nhận thức,
tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị, nhất là chính quyền cơ sở; tác động đến hiệu quả, chất lượng công việc trong bộ máy Nhà nước. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh, đạt chất lượng. Trong đó, cơng tác tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh dân chủ luôn được các địa phương chú trọng thực hiện thường xuyên và có hiệu quả đến tồn thể cán bộ, cơng chức và nhân dân với nhiều hình thức đa dạng. UBND các xã, thị trấn đã thực hiện tốt việc cơng khai cho nhân dân biết những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp với nhân dân và địa phương. Đặc biệt, trong năm 2016, việc thực hiện dân chủ đã được phát huy cao độ trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc và tự quyết định trực tiếp về các chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi cơng cộng cho địa phương, giúp dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đối với các cơng trình xây dựng do nhân dân đóng góp và các cơng việc trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
Để nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai trong thời gian tới, huyện cần quan tâm những vấn đề sau:
Muốn thực hành dân chủ có hiệu quả, trước hết phải nhận thức rõ về dân chủ, pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở; qua đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những quan điểm, nhiệm vụ nêu trong chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở một cách sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền theo hướng cơng khai, minh bạch; thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của HĐND các cấp. Phát huy hơn nữa chức năng, giám sát của Ủy ban MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chính quyền, MTTQ, các đồn thể nhân dân ở cơ sở trong chỉ đạo tổ chức, tham gia thực hiện dân chủ cơ sở.
Củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của địa phương. Ra nghị quyết của cấp uỷ về lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ, xác định rõ vai trò kiểm tra, giám sát của HĐND, vai trò là người tổ chức thực hiện quy chế dân chủ của Chủ tịch UBND, vai trò của người đứng đầu MTTQ, các đoàn thể nhân dân là người phải thực hiện tốt dân chủ trong tổ chức của mình; đồng thời, phối hợp với chính quyền để thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện. Định kỳ sơ kết giữa năm và tổng kết hàng năm. Tăng cường cơ hội giao tiếp đối thoại giữa chính quyền cấp xã với nhân dân; mở rộng cơ hội cho người dân tham gia đóng góp ý kiến đối với các hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở.
Triển khai hiệu quả Quy định 76-QĐ/TW, ngày 15/6/2000 của Bộ Chính trị “Về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy và gương mẫu nơi địa bàn cư trú”; thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ với nơi cư trú
nhằm tranh thủ tốt trí tuệ cán bộ thuộc các cơ quan nhà nước với nhiệm vụ phát triển KTXH, củng cố QPAN, công tác xây dựng HTCT ở các địa phương. Đưa nội dung Quy định 101- QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng“ Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” vào nhiệm vụ thường xuyên, trong đó chú
trọng nêu gương về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong; cơng tác tự phê bình, phê bình; quan hệ với nhân dân; về trách nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật; về đoàn kết nội bộ để cán bộ, đảng viên thấy rõ trách nhiệm của mình.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống chính trị thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị số 30-CT/TW gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua