TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỚI LAI,

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 34 - 55)

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỚI LAI, THÀNHPHỐ CẦN THƠ PHỐ CẦN THƠ

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: huyện Thới Lai được thành lập theo Nghị định 12 ngày 23/12/2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Cờ Đỏ cũ. Huyện nằm ở phía Tây Nam của thành phố Cần Thơ là cửa ngõ phía Tây Nam nối thành phố Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang. Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: phía Đơng Bắc giáp quận Ơ Mơn, phía Đơng Nam giáp tỉnh Hậu Giang và huyện Phong Điền, phía Tây Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

Tổng diện tích tự nhiên 26.693,39ha, dân số 124.843 người, chiếm 16,03% về diện tích và 10,12% về dân số so với thành phố Cần Thơ.

Thới Lai nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Cần Thơ, có tuyến giao thơng chính như: đường tỉnh 922 và Bốn Tổng - Một Ngàn (Đường tỉnh 919) chạy qua, có các tuyến giao thơng thủy chủ yếu như: sơng Ơ Mơn, kênh Thị Đội, kênh sáng Ơ Mơn chảy qua. Vì thế Thới Lai có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp - dịch vụ, giao lưu buôn bán với các tỉnh lân cận.

- Địa hình: nhìn chung, địa hình huyện Thới Lai thuộc diện thấp và khá bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản; cao độ trung bình biến thiên trong khoảng 0,3 - 1,7m (so với mực nước biển), thấp dần từ Bắc - Nam, và từ Đông - Tây, nơi cao nhất là các khu vực thuộc các xã Thới Thạnh, thị trấn Thới Lai, xã Định Mơn và xã Xn Thắng (có cao độ từ 1,2 -

1,7m). Toàn huyện thường bị ngập vào mùa mưa, mức độ ngập so với đồng ruộng từ 0,5 - 1m.

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Thới Lai Nguồn: [53].

- Khí hậu: Khí hậu ở Thới Lai mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm như nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ.

- Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt cũng như nước ngầm dồi dào. Tuy nhiên, do đặc điểm thời tiết khí hậu nên nguồn nước mặt trên địa bàn huyện có sự phân bố khơng đều theo mùa, với 85 - 90% lượng nước tập trung vào mùa mưa, đã gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống,

như tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khơ, địi hỏi phải có các biện pháp cơng trình phù hợp, đảm bảo chủ động nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt.

2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội

Mặc dù bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng tăng trưởng kinh tế của huyện vẫn đạt được mức tương đối khá và ổn định. Giai đoạn 2009 - 2010, giá trị sản xuất của huyện tăng bình qn 7,05% (tính theo giá so sánh 2009), trong đó: khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%/năm, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,13%/năm, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 11,93%/năm [56].

Bước sang giai đoạn 2011 - 2016, tăng trưởng giá trị sản xuất tiếp tục duy trì ở mức khá, bình quân đạt 7,95%/năm; trong đó khu vực nơng lâm nghiệp và thủy sản tăng bình qn 0.39%/năm, khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng 8,5%/năm, khu vực thương mại - dịch vụ tăng 8,89%/năm. Đây là tiền đề vững chắc đảm bảo cho nền kinh tế đạt được tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ: 2.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Thới Lai năm 2011 và 2016 Nguồn: [57]

thị 11.127 người, dân số nông thôn 114.043 người; mật độ dân số bình quân đạt 469 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân đạt 0,39%/năm giai đoạn 2011 - 2016.

Biểu đồ 2.3. Dân số của huyện qua các năm (2011- 2016) Nguồn: [22]

Việc tăng dân số cơ học đều qua các năm đã tạo ra nguồn lao động dồi dào (chiếm hơn 63% dân số), trong đó lực lượng lao động trẻ được đào tạo nghề ngày càng tăng, có khả năng tiếp thu và làm chủ các công nghệ hiện đại là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Biểu đồ 2.4. Nguồn lao động so với dân số qua các năm ở Thới Lai Nguồn: [57]

Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã chú trọng tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề tại địa phương; trong đó chú trọng vào những ngành nghề có tính cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng, điện tử, may mặc và các nghề tiểu thủ cơng nghiệp khác đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 31,0% (kể cả đào tạo ngắn hạn) tổng số lao động. Đây là nguồn nội lực hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Nguồn: [52]

Sản xuất nơng nghiệp đang hình thành những vùng chun canh có khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước: vùng lúa chất lượng cao, vùng thuỷ sản, vùng chuyên canh màu… Vì thế giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần điều từ năm 2013 đến năm 2016.

Biều đổ 2.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm ở huyện Thới Lai Nguồn: [ 53 ].

Thới Lai có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khi tiếp giáp với trung tâm cơng nghiệp Ơ Mơn, thuộc khu vực ngã ba Cần Thơ - Kiên Giang -Hậu Giang. Từ Thới Lai có thể theo đường tỉnh 922, đường tỉnh 919 ra Quốc lộ 91, Quốc lộ 61B hoặc Quốc lộ 80. Đường thủy có thể theo sơng Ơ Môn rồi ra sông Hậu. Đây là lợi thế rất lớn trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp, cũng như các ngành thương mại, dịch vụ vận tải…

Với những vị trí thuận lợi như vừa nêu trên địi hỏi chính quyền địa phương đã đẩy mạnh kêu gọi đầu tư kết quả trong thời gian qua đã được một số cơng trình như khu thương mại Trường Xn diện tích 4,5ha tại xã Trường Xuân, khu nâng cấp chợ Thới Lai có diện tích 2ha tại thị trấn Thới Lai và khu đơ thị mới thị trấn Thới Lai có quy mơ 10ha, tồn huyện có khoảng 30 doanh nghiệp đã và đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào lĩnh vực thu mua, chế biến lương thực xuất khẩu. Do đó cơng tác quản lý nhà nước về đất đai cần phải nâng cao hơn để đáp ứng với yêu cầu đầu tư của các chủ đầu tư và cơng tác

cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện phải được quan tâm đúng mức trong thời gian tới.

Hình 2.6. Quy hoạch xây dựng trung tâm thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai Nguồn: [ 53 ].

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 - 2016

2.2.1. Nội dung và hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ từ năm 2011 - 2016

Ngay sau khi Trung ương ban hành và triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW, Tỉnh ủy Cần Thơ trước đây (nay là Thành ủy Cần Thơ), ban hành Công văn số 301-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chỉ đạo các huyện, thị, thành, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước tập trung thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 14/1998/KH.UBT ngày 04/8/1998 triển khai thực hiện QCDC ở xã, phường,

thị trấn; Kế hoạch số 18/1998/KH.UBT ngày 09/10/1998 triển khai thực hiện QCDC trong hoạt động cơ quan; đã chọn 08 đơn vị sở, ngành và 04 cơ sở làm điểm chỉ đạo rút kinh nghiệm. Đồng thời, chỉ đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch để chỉ đạo trong hệ thống triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng an ninh tại địa phương.

Nhìn chung, Chỉ thị số 30-CT/TW đã được triển khai sâu rộng, từng bước vững chắc và thực sự đi vào cuộc sống đạt kết quả khá toàn diện. Các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ cơ sở được xây dựng, bổ sung, hồn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển và yêu cầu của đất nước. Chế độ dân chủ đại diện được phát huy; chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp ngày càng được nâng cao; cải cách hành chính đạt nhiều kết quả tích cực. Dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình; quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đã được thể chế hóa và đi vào cuộc sống. Cơng tác tun truyền, giáo dục có trọng tâm, trọng điểm; cơng tác giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở được chú trọng và đạt nhiều kết quả tốt. Q trình thực hiện Chỉ thị đã góp phần xây dựng Đảng, HTCT trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển KTXH, bảo đảm QPAN.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chỉ thị cịn một số hạn chế, yếu kém như: Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị chưa thực sự thường xuyên. Một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả HTCT, của nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội còn chậm

được đổi mới; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đạt hiệu quả cao; chưa phát huy tốt vai trò phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với việc quản lý, điều hành của chính quyền địa phương; một số mơ hình kinh tế có hiệu quả chậm được nhân rộng và phát triển. Chưa thật sự phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trước nhân dân.

Một số nghị quyết nội dung thiếu tính khả thi, chưa tính kỹ nguồn lực và điều kiện thực hiện. Chưa thật tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết; một số nghị quyết chậm đi vào cuộc sống. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị thời gian gần đây chưa được chú trọng. Một số văn bản pháp luật liên quan đến dân chủ ở cơ sở chậm được xây dựng và hồn thiện. Dân chủ chưa thực sự đi đơi với giữa gìn trật tự, kỷ cương. Có nơi vẫn cịn tình trạng dân chủ hình thức; ý kiến của nhân dân chưa thực sự được lắng nghe; quyền làm chủ của nhân dân cịn bị vi phạm. Cịn tình trạng lợi dụng dân chủ, gây mất an ninh, trật tự, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân nhiều nơi chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đồng đều ở các khu vực, loại hình cơ sở. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các cơ sở dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ngồi cơng lập… chưa xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Ngày 07/01/2016, Bộ Chính trị có Kết luận số 120-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Tiếp tục tổ chức quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,

nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Tăng cường phát huy dân chủ trong Đảng, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Chống quan liêu và cách hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân. Phát huy, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Kịp thời xử lý việc lợi dụng dân chủ, lơi kéo, kích động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội.

Tiếp thu Chỉ thị số 30-CT/TW, Kết luận số 120-KL/TW và các văn bản của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban thường vụ Huyện ủy và các cấp ủy đảng của huyện Thới Lai đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, đoàn viên, hội viên và nhân dân về Chỉ thị số 30- CT/TW và các văn bản liên quan. Coi đây là cơ sở để phát huy quyền làm chủ trong Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng nhân dân. Huyện cũng thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở do đồng chí Phó Bí thư Thường trực làm Trưởng Ban, đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận làm Phó Trưởng ban Thường trực, đồng chí Trưởng Phịng Nội vụ làm Phó trưởng ban, đại diện lãnh đạo HĐND, các ban đảng, MTTQ, các đoàn thể và các ngành có liên quan là thành viên. Đối với cấp xã, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được Huyện ủy chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo thực hiện QCDC. Xã, thị trấn do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm Trưởng ban, Trưởng khối dân vận làm Phó Trưởng Ban và cơ cấu MTTQ, các đồn thể, các ngành có liên quan là thành viên. (Xem phụ lục 01)

Hội đồng nhân dân tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người dân ở địa phương; giám sát cơ quan quản lý nhà nước trong việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của người dân; đồng thời, tổ chức giám sát việc giải quyết kiến nghị của người dân bằng hình thức chất vấn và trả lời chất vấn giữa 02 kỳ họp của HĐND; qua đó, từng bước đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân trong việc xây dựng chính quyền địa phương.

Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành Quy chế hoạt động của thành viên UBND huyện, kế hoạch thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính Phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11. Việc ban hành văn bản và chỉ đạo thực hiện của UBND huyện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, cơng chức, điều hành của cơ quan chính quyền, là điều kiện thuận lợi trong thực hiện QCDC trên các lĩnh vực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ra đoàn viên, hội viên và nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở. Đồng thời, đại diện cho nhân dân tham gia góp ý các chủ trương, chính sách có liên quan quyền lợi của người dân, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát và hướng dẫn người dân tham gia giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở; tăng cường cơng tác nắm tình hình, phản ánh của người dân để kịp thời đề xuất các cơ quan chính quyền xem xét giải quyết; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Giám sát đầu tư

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện thới lai, thành phố cần thơ hiện nay (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w