MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1 Đạo đức

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 33 - 34)

2.1.1. Đạo đức

Đạo đức là một phạm trù lịch sử, là kết quả q trình phát triển của xã hội lồi người. Đạo đức ra đời nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi của con người, tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống. Đạo đức thuộc kiến trúc thượng tầng, được hoàn thiện, phát triển trên cơ sở các chế độ kinh tế, xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao.

Trong quan niệm của phương Tây, “đạo đức” bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) nghĩa là lề thói. “Đạo đức” hiểu đồng nghĩa với “luân lý” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “ethicos” nghĩa là tập tục, lề thói.

Trong quan niệm của phương Đông, đạo đức hiểu là: “đạo” là con đường, đường đi, là con đường sống của con người trong xã hội; “đức” dùng để nói đến nhân đức, đức tính, là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Từ đó, có thể thấy, đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức được hiểu là: “Những tiêu chuẩn, yêu cầu được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội; Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [112, tr.290].

Giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin cho rằng:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được biểu hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [88, tr.8].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln quan tâm tới vấn đề đạo đức. Người không đưa ra định nghĩa cụ thể về đạo đức nói chung mà chỉ đưa ra định nghĩa về đạo đức cách mạng. Qua các bài nói, bài viết của Người, có thể thấy đạo đức được Hồ Chí Minh dùng với nghĩa từ rộng đến hẹp. Theo nghĩa rộng, đạo đức là hình thái ý thức xã hội, giúp con người tự giác điều chỉnh ý thức, hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong ba mối quan hệ cơ bản là với mình, với người và với việc.

Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Đạo đức là một hình thái ý

thức xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội.

Như vậy, đạo đức khơng phải có sẵn mà được hình thành từ khi có xã hội lồi người và tồn tại cùng lồi người. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo đức có tính lịch sử. Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức như chân, thiện, mỹ có ý nghĩa nhân loại và tồn tại phổ biến trong nhiều xã hội khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w