Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 38 - 39)

Sinh viên là những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, là lứa tuổi có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học, tâm lý và xã hội. Việc giáo dục cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách và chí hướng cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết.

Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức” và “Đạo đức Hồ Chí Minh”, tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí

Minh cho sinh viên là q trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thơng qua các chủ thể giáo dục trong nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội; đồng thời thông qua q trình này sinh viên tự hồn thiện bản thân, từng bước hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, trong quá trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, các chủ thể giáo dục, đặc biệt là các chủ thể giáo dục trong nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng. Trong q trình này, sinh viên khơng chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể tự giáo dục.

Q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là một hệ thống toàn diện, bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Một là, mục đích của q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh

viên nhằm hình thành những con người mới cho xã hội có phẩm chất, có nhân cách, có năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

Hai là, nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là giáo

dục vị trí, vai trị đạo đức, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

Ba là, phương pháp giáo dục là cách thức để các chủ thể giáo dục từng

bước giúp sinh viên dần chuyển hóa những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành tình cảm, niềm tin, hành động có đạo đức trong cuộc sống.

Bốn là, chủ thể giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là các tổ

chức, đoàn thể, cán bộ, giảng viên trong trường, gia đình, xã hội và sinh viên - chủ thể tự giáo dục.

Năm là, hiệu quả của q trình giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh

viên được biểu hiện bằng sự thay đổi nhận thức và hành vi của sinh viên.

Một phần của tài liệu Luận Án Lương Thị Thúy Nga (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w