Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Về nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh
Thứ nhất, các tác giả đã chỉ ra nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh bao gồm giá trị đạo đức truyền dân tộc Việt Nam, tinh hoa đạo đức nhân loại và đạo đức Mác - Lênin. Các tác giả phân tích làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung cơ bản thể hiện ở các phương diện đó là vị trí, vai trị của đạo đức; chuẩn mực đạo đức cần xây dựng là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; tình yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là những nội dung nổi bật trong tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Ngồi ra, các tác giả đi sâu làm rõ nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo Hồ Chí Minh là: nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời… Bốn chuẩn mực đi liền với ba nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức tạo nên hệ giá trị tư tưởng, lí luận và thực tiễn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là những nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, cung cấp tư liệu có hệ thống về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho q trình nghiên cứu tiếp theo.
Thứ hai, bên cạnh tư tưởng về đạo đức, các tác giả khẳng định Hồ Chí
Minh là tấm gương mẫu mực trong việc thực hành đạo đức cách mạng. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người vĩ đại, một lãnh tụ cách mạng lỗi lạc, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhưng cũng là tấm gương đạo đức của một con người bình thường, gần gũi ai cũng có thể học tập và làm theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Đồng thời, các tác giả phân tích, làm rõ sự cần thiết và nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người đối với các tầng lớp nhân dân nói chung và với từng đối tượng cụ thể trong xã hội nói riêng.
Thứ ba, trên cơ sở khẳng định giá trị tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề cập đến sức lan tỏa của đạo đức Hồ Chí Minh đến các tầng lớp nhân dân từ thiếu niên, nhi đồng, thanh niên đến người chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy thuốc đến văn nghệ sĩ, từ nông dân đến công nhân… Đồng thời, các tác giả phân tích, làm rõ sự vận dụng tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng ta trong quá trình xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
- Về nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên
Nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, đã được các học giả, các nhà khoa học, các cá nhân quan tâm nghiên cứu theo các
cách tiếp cận khác nhau. Trong đó, các tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả chỉ ra Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trị của thanh niên - sinh viên và rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên. Đồng thời, các tác giả chỉ ra vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết và nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên. Về nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên bao gồm giáo dục phẩm chất trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị; thương yêu con người; tinh thần quốc tế trong sáng; giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tùy từng đối tượng cụ thể của vấn đề nghiên cứu, các tác giả đưa ra phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh như: nâng cao nhận thức cho thanh niên - sinh viên; quán triệt đầy đủ nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên - sinh viên; đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú; kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
Các cơng trình khoa học trên là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu trong quá trình viết luận án. Đồng thời, từ đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu, nghiên cứu sinh luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.