Người bị áp dụng biện pháp tạm giữ là họ đã bắt đầu tham gia vào quá trình tố tụng hình sự và bị hạn chế một số quyền nhất địnhnhư quyền tự do thân thể, tự do đi lạicủa họ nên việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trước tiên là đảm bảo cho họ có địa vị pháp lý phù hợp để bảo vệ mình trước việc bị tình nghi thực hiện tội phạm;đảm bảo những điều kiện pháp lý để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trên thực tế theo quy định của BLTTHS. Vị trí người bị tạm giữ tham gia tố tụng có vị trí trung tâm, quyết định trong tồn bộ q trình tố tụng hình sự vì nhiệm vụ của hoạt động tố tụng hình sự là xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm,từ đó có quyết định xử lý phù hợp. Do đó, các quy định của BLTTHS, các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quyền con người của người bị tạm giữ.
Vì vậy, vấn đề là để bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự thì trước tiênphải xây dựng cơ sở pháp lý, địa vị tố tụng của người tiến hành tố tụng và người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự có quyền và nghĩa vụ tương đồng với nhau; nhất là người bị tạm giữ, họ là đối tượng, những người mà khi khởi động tố tụng hình sự thì các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã đặt họ vào vị thế bị áp dụng biện pháp pháp luật nhằm làm hạn chế tự do và các lợi ích nhất định vốn đang thuộc về họ trước đó, bởi trong mối quan hệ đó khả năng lạm dụng quyền lực là hiện thực mà đối tượng gánh chịu không ai khác là họ, người bị tạm giữ.
Đặc biệt là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự trong mối quan hệ với người bị tạm giữ và quyền tố tụng của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự vì tơn trọng quyền công dân, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân là một trong những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền vàtạo điều kiện để họ thực hiện được trên thực tế. Nội dung trách nhiệm đó có thể bao gồm:
29
- Phải đảm bảo đầy đủ các quyền của người bị tạm giữ theo Khoản 2 Điều 48 BLTTHS năm 2003 và hơn nữa là khoản 2 Điều 59 BLTTHS năm 2015.
- Tạo các điều kiện để người bị tạm giữ sử dụng đầy đủ và tiện lợi các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Trước hết là quyền được bào chữa, quyền được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, quyền được trình bày lời khai, chứng cứ mà không bị sức ép hoặc sự đe dọa nào; quyền khiếu nại, tố cáo các việc làm sai trái, xâm phạm quyền của họ hay của người khác trong quá trình tố tụng.
- Bảo đảm sự bất khả xâm phạm về thân thể, bí mật điện thoại, điện tín, giữ liệu điện tử…cũng như sự bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm, tài sản, chỗ ở, đời sống riêng tư.
- Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị tạm giữ.
Do đó, khi nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự cần đánh giá các quy định của BLTTHS về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự trong mối quan hệ với quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ và việc thực hiện các quy định đó trên thực tế.
1.4. Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền của người bị tạm giữ trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam