tạm giữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1.Nâng cao nhân thức, trình độ của ĐTV, KSV
Như chúng tơi đã phân tích trên, bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của các quy định pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp
68
dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt, trong BLTTHS nhiều quy định được áp dụng hay không lại tùy thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền. Ví dụ: căn cứ để áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ phụ thuộc vào quan điểm, cách nhìn nhận,đánh giá chủ quan (trên cơ sở các tình tiết khách quan) của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS về khả năng bỏ trốn, khả năng tiếp tục phạm tội của người bị bắt, tạm giữ.
Trong hoạt động tố tụng, nhiều hành vi tố tụng (kỹ năng lấy lời khai, kỹ năng điều tra, kỹ năng kiểm sát) được thực hiện tốt hay không, bảo đảm tôn trọng quyền con người hay không phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của từng người tiến hành tố tụng.Vì vây, có thể nói tăng cường nhận thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ văn hóa ứng xử cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, ĐTV của CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, KSV của VKS là giải pháp quan trọng đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu tơn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng. Theo chúng tơi, để thực hiện giải pháp này cần tiến hành các biện pháp sau đây:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tâp huấn chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tố tụng cho đội ngũ ĐTV, KSV. Những người tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về các quy định của pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ.
- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, nhất là chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, quan điểm bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền XHCN cho cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.
- Tăng cường hoạt động kiểm sát, giám sát hoạt động tố tụng hình sựđối với CQĐT nhằm phát hiện các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, xâm phạm đến quyền con người của người bị tạm giữ để có biện pháp khắc phục về tố tụng, thơng báo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng, tăng cường bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ.
69
Đồng thời với việc nâng cao trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng, Nhà nước ta cũng cần có các biện pháp tăng cường đội ngũ Luật sư về tổ chức, số lượng cũng như chất lượng, nâng cao vị thế luật sư trong tố tụng hình sự, bảo đảm vai trò quan trọng của luật sư trong bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.