quyền con người của người bị tạm giữ
- Nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng, đơn vị và những người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc bắt, ra lệnh tạm giữ, người áp dụng thi hành lệnh tạm giữ cịn có những hạn chế. Việc hiểu và vận dụng các quy định pháp luật về căn
54
cứ, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vẫn có khơng ít những trường hợp khơng đúng pháp luật, như việc bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính; bắt, tạm giữ, tạm giam, oan, sai xâm phạm đến các quyền cơ bản của cơng dân, ngược lại có trường hợp cần thiết phải bắt nhưng không bắt dẫn đến nhiều vụ án không được điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do người phạm tội bỏ trốn, đã gây nên sự hoài nghi của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm sút uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Trình độ cán bộ công tác tạm giữ không đều, nhiều cán bộ trực tiếp làm công tác tạm giữ, ĐTV không nắm vữngđầy đủ kiến thức cần thiết. Do vậy, các quy định về tạm giữ không được chấp hành một cách triệt để. Một số trường hợp người bị tạm giữ không được cơ quan tiến hành tố tụng giải thích một cách rõ ràng và do vậy họ khơng biết mình có quyền nhờ người bào chữa và sử dụng nó như là cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho mình. Thơng thường, những trường hợp người bị tạm giữ tự bào chữa thì chất lượng khơng cao. Thậm chí có trường hợp bị tạm giữ oan nhưng họ vẫn cam chịu và không biết phải làm thế nào để có thể minh oan, họ thường phó mặc cho cơ quan tiến hành tố tụng, nhiều khi khơng phạm tội nhưng họ cứ tưởng là mình phạm tội và đã nhận tội một cách không đắn đo suy nghĩ. Một số người bị tạm giữ còn mang yếu tố tâm lý e ngại nên thực tế những người này không dám thực hiện quyền tự bào chữa cho mình. Họ cho rằng tự bào chữa rất dễ bị cho là ngoan cố, chống đối, không thành khẩn khai báo và dễ bị mất đi tình tiết giảm nhẹ. Vì vậy, việc bảo đảm quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ trong giai đoạn điều tra rất khó thực hiện.
- Quyền bào chữa của người bị tạm giữ không được thực hiện tốt cịn xuất phát từ trình độ chun mơn cũng như hoạt động tác nghiệp của người bào chữa. Có người bào chữa coi cơng việc của mình chỉ là việc làm thêm ngồi cơng việc chính nên khơng tập trung cơng sức, trí tuệ vào việc nghiên cứu hồ sơ để đưa ra căn cứ bảo vệ cho thân chủ. Họ tham gia tố tụng cho đúng quy định của pháp luật. Những người bào chữa này chủ yếu là trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân hoặc Luật sư mới vào nghề làm án chỉ định hoặc miễn phí cho đương sự là người nghèo
55
để lấy kinh nghiệm hoặc tạo mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụngcũng như gây dựng tên tuổi. Có người bào chữa tham gia tố tụng chỉ làm nền cho những người tiến hành tố tụngvì trình độ chuyên mơn yếu hoặc móc ngoặc chạy án nên không dồn tâm lực cho việc bảo vệ thân chủ.
- Bên cạnh đó, việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cũng như sửa đổi, bổ sung những văn bản về lĩnh vực này chưa kịp thời, thiếu tính đồng bộ dẫn đến khi áp dụng khơng thống nhất, có khi mỗi địa phương, đơn vị áp dụng một kiểu ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động.