Trên cơ sở Hiến pháp 2013, Luật tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 đƣợc xây dựng dựa trên những nguyên tắc đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân của bị cáo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong TAND; về bảo đảm hoạt động của TAND. Đồng thời, Luật tổ chức TAND năm 2014 cũng bổ sung những cơ chế để đảm bảo quyền của bị cáo trong xét xử nhƣ:
- Bổ sung nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử: Điều 13 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho những ngƣời tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xứ theo quy định của luật tố tụng.
- Trách nhiệm chứng minh tội phạm và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đƣơng sự: Điều 14 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 khẳng định ngƣời bị buộc tội đƣợc coi là khơng có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự luật định và có bản
32
án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đƣơng sự đƣợc bảo đảm.
- Quy định những việc Thẩm phán không đƣợc làm: Điều 77 của Luật quy định những việc không đƣợc làm này bao gồm: (i) Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không đƣợc làm; (ii) Tƣ vấn cho bị can, bị cáo, đƣơng sự hoặc ngƣời tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật; (iii) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hƣởng của mình tác động đến ngƣời có trách nhiệm giải quyềt vụ án; (iv) Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu khơng vì nhiệm vụ đƣợc giao hoặc khơng đƣợc sự đồng ý của ngƣời có thẩm quyền; (v) Tiếp bị cáo, đƣơng sự hoặc ngƣời tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết khơng đúng nơi quy định.
Bên cạnh các quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014, cịn có Luật tổ chức VKSND năm 2014 cũng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, hoạt động của VKSND cũng có ảnh hƣởng nhất định đến việc thực hiện quyền con ngƣời trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Các quy định trên là bảo đảm về cơ chế thực hiện, đó là cơ chế về tổ chức (chủ thể tiến hành tố tụng) và biện pháp, cơ chế phối hợp thực hiện, cơ chế giám sát nhằm bảo đảm pháp lý TTHS đối với việc thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.