3 NĂM VỤ BC VỤ BC VỤ BC VỤ BC
2.2.1. Những kết quả đạt được
Trƣớc hết về mặt lập pháp, việc bảo đảm pháp lý TTHS đối với việc thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đƣợc thể hiện ở việc hồn thiện pháp luật về quyền con ngƣời đối với bị cáo. Bộ luật TTHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi so với Bộ luật TTHS năm 2003, không những quy định cụ thể, rõ ràng hơn mà còn mở rộng quyền của bị cáo, đảm bảo tính cơng bằng, cơng khai trong hoạt động xét xử. Để bảo đảm quyền của bị cáo đƣợc thực hiện trên thực tế, pháp luật đã quy định các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các CQĐT, VKS và Tòa án. Trong mỗi hệ thống cơ quan này, pháp luật có những quy định riêng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Đối với Tịa án có các nguyên tắc nhƣ nguyên tắc xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật; xét xử kịp thời, công khai, cơng bằng; suy đốn vơ tội; ngun tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đƣợc bảo đảm… Đồng thời, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng nhƣ Điều tra viên, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, và chủ thể tham gia tố tụng ngƣời bào chữa, ngƣời phiên dịch, ngƣời giám định, ngƣời làm chứng. Ngoài ra, bảo đảm pháp lý TTHS đối với việc thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cịn thể hiện trong các quy định về chứng cứ, quá trình đánh giá chứng cứ, chứng minh trong TTHS, các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; các quy định về trình tự, thủ tục xét xử. Để bảo đảm tốt hơn quyền của ngƣời khiếu nại Bộ luật TTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hƣớng bổ sung quyền của bị cáo đƣợc thông qua ngƣời bào chữa, ngƣời đại diện thực hiện quyền khiếu
41
nại; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng phù hợp với Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật tổ chức VKSND năm 2014; quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của ngƣời đứng đầu cơ quan tiến hành tố tụng.
Thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bình Thuận cho thấy việc thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm đƣợc bảo đảm. TAND hai cấp của tỉnh Bình Thuận đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, bảo đảm đầy đủ các quyền của bị cáo nhƣ quyền đƣợc tham gia phiên tịa; đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ; đƣa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; thành phần HĐXX tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự liên quan tới quyền của bị cáo trong xét xử đƣợc bảo đảm thực hiện nhƣ nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc suy đốn vơ tội; góp phần nhận thức đúng đắn về quyền con ngƣời để từ đó bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử. Cơ chế giám sát hoạt động xét xử sơ thẩm hình sự cũng đƣợc chú trọng theo hƣớng đảm bảo quyền của các cơ quan giám sát nhƣ Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Nhìn chung những kết quả đạt đƣợc trong việc bảo đảm pháp lý TTHS đối với việc thực hiện quyền con ngƣời đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cho thấy việc áp dụng và vận dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử đã góp phần thay đổi nhận thức, quan điểm về bảo đảm quyền con ngƣời của bị cáo trong xét xử.