Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa

Một phần của tài liệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa (Trang 28 - 33)

TMCP Cơng Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa

3.Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Căn cứ Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5 ngày 18/12/2006 về việc ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Căn cứ vào Quyết định số 072/QĐ - NHCT – HĐQT ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt nam về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Cơng Thương thì cơng tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay theo dự án tại Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa được thực hiện theo Quy trình sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Cơng Thương- Chi nhánh Đống Đa

3.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục để vay vốn. Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và cho biết các quy định về điều kiện và tư vấn lập hồ sơ vay vốn. Khách hàng đã có quan hệ tín dụng: hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ.

Cán bộ tín dụng là người tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phịng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình để cho vay vốn. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu khách hàng tiếp tục hoàn thiện .

3.2. Thẩm định các điều kiện vay vốn

3.2.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn

Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra đầy đủ, hợp lệ và tính chính xác của hồ sơ vay vốn qua các nguồn thông tin khác nhau liên quan đến hồ sơ vay vốn. Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định khách hàng, DA và TS ­ Lập báo thẩm định DAĐT Xét duyệt khoản vay Thơng báo cho Khách hàng

Giải ngân Kiểm sốt sau Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh Thanh lý HĐTD, HĐBĐ, giải chấp TS Ln chuyển kiểm sốt lưu giữ hồ sơ Ký Hợp đồng TD, HĐBĐ

• Với hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định phải thực hiện kiểm tra các nội dung :

- Tính hợp pháp, hợp lệ và chính xác của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng.

- Xác minh các quyền, trách nhiệm của các bên trong hồ sơ và các chức danh trong doanh nghiệp. Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp xin vay vốn, giấy uỷ quyền người chịu trách nhiệm thay cho người đại diện.

- Thời hạn hợp đồng còn lại của doanh nghiệp xin vay vốn, ngành nghề được phép kinh doanh hay được khuyến khích, ưu đãi hay khơng.

• Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay:

- Tính chính xác của hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay.

- Thẩm định báo cáo tài chính dự tính của dự án trong 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư có khả thi hay không, khả năng trả nợ và nguồn trả nợ của dự án xin vay vốn.

- Kiểm tra sự phù hợp của dự án đầu tư trong điều kiện kinh doanh với các dự án đầu tư kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội trong tương lai. Dự án đầu tư có khả thi trong điều kiện đó hay khơng.

• Kiểm tra mục đích vay vốn:

- Kiểm tra nhu cầu vay vốn của dự án đầu tư có thuộc đối tượng cho vay hay khơng cho vay của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của mục đích vay vốn của dự án.

- Với những khoản vay bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn dưới các quy định quản lý ngoại hối của Ngân hàng Công Thương.

3.2.2.Điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư vay vốn. Cán bộ thẩm định kiểm tra các nội dung sau:

• Khách hàng vay vốn:

- Điều tra về ban lãnh đạo của doanh nghiệp có dự án xin vay vốn.

- Tình trạng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính trong những năm trước của doanh nghiệp.

• Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay( nếu có)

- Cán bộ thẩm định lấy thơng tin từ hồ sơ vay vốn hoặc thu thập từ thực tế qua các nguồn thông tin khác nhau, qua các doanh nghiệp làm ăn với doanh nghiệp xin vay vốn, phương tiện thông tin đại chúng.

- phương án sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư: điều tra giá cả, nhu cầu thị trường hiện nay dư thừa hay thiếu hụt sản phẩm của dự án xin vay vốn, năng lực của cán bộ nhân viên, khả năng quản lý, thực hiện dự án của doanh nghiệp.

3.2.3.Kiểm tra xác minh thơng tin

• Việc kiểm tra xác minh thông tin từ các nguồn:

- Hồ sơ vay vốn đầu tư của doanh nghiệp thời gian trước và hiện nay của khách hàng tại Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đống Đa.

- Từ các ngân hàng mà doanh nghiệp đã vay vốn và đang vay vốn .

- Trực tiếp quản lý doanh nghiệp cho vay vốn.

- Qua các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Qua trung tâm thơng tin kinh tế- tài chính Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.

3.2.4. Phân tích lĩnh vực đầu tư :

• Tìm hiểu và phân tích lĩnh vực mà dự án đầu tư thực hiện.

3.2.5. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn:

• Thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mơ hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp.

• Thẩm định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm trước đây và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

3.2.6.Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt

• Tính tốn lãi suất cho vay và các lợi ích khác thu được từ dự án.

• Xem xét và đánh giá tổng thể các lợi ích khi ngân hàng xác lập quan hệ tín dụng với doanh nghiệp vay vốn.

3.2.7.Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư vay vốn

Cán bộ thẩm định thực hiện phân tích để đưa ra các kết luận : • Tính khả thi của dự án vay vốn.

• Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. • Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn.

• Những rủi ro có thể phát sinh khi ngân hàng quyết định cho vay hoặc từ chối cho dự án vay vốn.

3.2.8.Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

• Thẩm định các tài sản mà doanh nghiệp dùng để bảo đảm cho khoản vay của mình.

3.3.Xác định phương thức cho vay

• Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, hoạt động luân chuyển vốn của

doanh nghiệp vay vốn và yêu cầu kiểm tra, kiểm sốt, quản lý tình hình sử dụng vốn của ngân hàng.

3.4.Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay

• Khả năng nguồn vốn: Cân đối nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ, những khoản vay lớn, những dự án cho vay nước ngồi dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ.

• Điều kiện thanh tốn của doanh nghiệp vay vốn. • Xác định lãi suất cho vay của dự án đầu tư.

3.5.Lập tờ trình thẩm định

• Dựa trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung cần thẩm định về dự án đầu tư, phương án đầu tư vay vốn cán bộ thẩm định phải lập tờ trình thẩm định cho vay lên trưởng phịng tín dụng hoặc người được uỷ quyền. Từ đó, tùy theo từng phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư cụ thể, cán bộ thẩm định lựa chọn những nội dung cần thiết liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và rủi ro có thể xảy ra của doanh nghiệp vay vốn để lập tờ trình thẩm định.

Một phần của tài liệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w