Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng

Một phần của tài liệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa (Trang 40 - 64)

3. 6.Tái thẩm định khoản vay

5.2.1. Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng

5.2.1. Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của kháchhàng hàng

Khi tiến hành thẩm định năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng. Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các tài liệu thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ cơ quan quản lý nhà nước.

- Thẩm định năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm có các nội dung như :

- Cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, lao động…

- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định năng lực tài chính của khách hàng nhằm đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp trong kinh doanh, khả năng tự cân đối các nguồn tiền có thể sử dụng chi trả khi cần thiết mà đặc biệt là khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Căn cứ vào các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp theo quy định: tối thiểu là 3 năm hoạt động gần nhất thời điểm vay vốn. Để đảm bảo cho tính chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính, cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu đầy đủ, trung thực, được kiểm toán bởi cơ quan kiểm tốn độc lập. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính. Cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra khi phân tích tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn.

- Xác định các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp dự báo

để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình thẩm định rủi ro trong dự án đầu tư sẽ tập trung chủ yếu vào một số chỉ tiêu quan trọng như phân tích và đánh giá lại về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ đối với ngân hàng. Thẩm định các khía cạnh như hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội.

- Rủi ro thị trường : cán bộ thẩm định phải bao quát được tình hình tiêu thụ sản phẩm tương tự trong thời gian qua, và đánh giá được nhu cầu đối với sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới, cần phải xác định thị trường mục tiêu mà sản phẩm của dự án hướng tới. Xem xét, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như: đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ…

- Rủi ro kỹ thuật : Cán bộ thẩm định xem xét và đánh giá địa điểm xây dựng, quy mơ sản xuất, cơng nghệ, máy móc, thiết bị, những tác động tới mơi trường…dựa trên những điểm như : có thuận lợi về giao thông, nguồn cung cấp, công suất thiết kế dự kiến của dự án có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý và thực trạng tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu kĩ thuật để sản xuất sản phẩm, quy trình cơng nghệ, trình độ tiên tiến của thiết bị …

- Rủi ro về nguồn vốn : Cán bộ thẩm định phải đánh giá lại bảng kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà khách hàng cung cấp... Các cán bộ thẩm định cũng cần xem xét chính xác về lượng vốn đầu tư mà ngân hàng sẽ cho vay.

5.2.2. Thẩm định về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng Khi tiến hành thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các tài liệu thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành kiểm tra, xem xét. Ngân hàng sẽ xếp loại

khách hàng và có chính sách cho vay phù hợp. Ngân hàng xem xét và cấp giới hạn tín dụng cho dự án đầu tư.

Cán bộ thẩm định thực hiện phân tích tình hình kinh doanh qua các chỉ tiêu : Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh...

Cán bộ thẩm định sử dụng các những chỉ tiêu tính tốn để thực hiện phân tích như :

• Nhóm chỉ tiêu sinh lời :

- mức sinh lời từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm :

+ Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ tiêu thụ sản phẩm / doanh thu

+ Hệ số lãi ròng = (TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/( Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)

Hai chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh mức sinh lời của khách hàng. - Suất sinh lời trên vốn :

+ Suất sinh lời trên tài sản ( ROA)

ROA = lãi rịng / bình qn tổng số tài sản vào đầu kỳ và cuối kỳ +Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)

ROE = lãi ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân

- Mức sinh lời trên tài sản tài chính = Thu nhập từ các khoản lãi/ bình qn tài sản tài chính vào đầu kỳ và cuối kỳ.

• Nhóm chỉ tiêu về sự tăng trưởng

- Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu= ( Doanh thu kỳ này/ Doanh thu kỳ trước) – 1

- Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh= (Lợi nhuận kinh doanh kỳ này/ lợi nhuận kinh doanh kỳ trước) – 1

Tỉ lệ tăng trưởng phải lớn hơn 0.

• Nhóm chỉ tiêu hiệu quả

- Hệ số chu kỳ tài sản = doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân vào đầu kỳ và cuối kỳ (số lần/ năm)

- Dự trữ hàng tồn kho= ( Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ/ Giá vốn hàng hóa tiêu thụ) * 365

Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng bao gồm: thẩm định các khoản phải thu, phải trả, dự trữ hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt, chỉ tiêu tổng tài sản/ nguồn vốn, các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, khả năng thanh tốn các khoản nợ vay…

• Nhóm chỉ tiêu khả năng tự tài trợ

- Hệ số tài sản cố định = TSCĐ / Vốn chủ sở hữu Hệ số tài sản cố định càng nhỏ càng tốt.

- Hệ số thích ứng dài hạn = ( TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/ ( vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)

Hệ số thích ứng dài hạn phải bé hơn hoặc bằng 1.

- Hệ số nợ = nợ phải trả / VCSH hoặc nợ phải trả/ Tổng tài sản - Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Hệ số này càng cao càng tốt, phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng.

- Khả năng trả lãi = Lợi nhuận kinh doanh/ Chi phí lãi vay Hệ số này phải lớn hơn 1.

- Khả năng trả nợ vay = ( Lợi nhuận thực tế và chi phí trả lãi vay)/ ( Nợ gốc + chi phí trả lãi vay)

Hệ số trên thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng, hệ số càng cao thì khả năng trả nợ càng cao.

5.3. Thẩm định dự án đầu tư

5.3.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án

• Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư

• Quyết định của sở địa chính ở địa điểm doanh nghiệp tiến hành vận hành kết quả đầu tư về việc thu hồi đất, thuê đất của doanh nghiệp, văn bản xác định hạng đất…Tờ trình của doanh nghiệp xin thơng báo vị trí thuê đất xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng.

• Cơng văn của UBND tỉnh, thành phố nêu rõ ý kiến của UBND tỉnh, thành phố về dự án đầu tư theo luật khuyến khích trên địa bàn tỉnh, thành phố. Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc chấp thuận cho dự án đầu tư thực hiện, thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp, hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và sở địa chính tỉnh, thành phố.

• Nghị quyết và biên bản của cuộc họp hội đồng quản trị doanh nghiệp. • Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm kiểm tra

tính đầy đủ và xác thực của hồ sơ bao gồm :

- Có dự án đầu tư và quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Có giấy phép xây dựng cơng trình do sở hoặc bộ xây dựng cấp. - Tổng dự tốn cơng trình được phê duyệt.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa điểm xây dựng… - Quyết định của hội đồng quản trị đầu tư cho dự án.

- Quyết định thành lập ban quản lý dự án. - Một số giấy tờ có liên quan khác.

5.3.2. Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ. • Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư - Thị trường trong nước:

+ Nhu cầu trong nước về loại sản phẩm của dự án sản xuất.

+ Doanh thu trong những năm trước đây loại sản phẩm của dự án. + Môi trường cạnh tranh của thị trường trong nước.

- Thị trường nước ngoài:

+ Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.

+ Khả năng tiêu thụ của sản phẩm.

• Chính sách của nhà nước đối với loại sản phẩm của dự án:

- Nhà nước có chính sách khuyến khích dự án sản xuất sản phẩm này. - Chính sách của nhà nước nêu rõ điều đó.

• Thế mạnh của sản phẩm dự án sản xuất :

- Xem xét khả năng sản phẩm của dự án bị thay thế bởi sản phẩm khác. - So sánh những thế mạnh của sản phẩm dự án với các sản phẩm tương

tự khác, những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của dự án. • Tình hình cạnh tranh trên thị trường

- Sự sẵn có, phong phú và có nhiều nguồn cung cấp của nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm của dự án.

- Sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của đối tượng mà sản phẩm của dự án chuẩn bị hướng tới.

• Các chính sách thuế của nhà nước liên quan đến sản phẩm của dự án - Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, tỉnh, thành phố nơi dự

án thực hiện đầu tư.

• Khối lượng sản phẩm sản xuất và dự kiến hạn mức tiêu thụ của sản phẩm của dự án.

5.3.3. Thẩm định về hình thức đầu tư

• Hình thức đầu tư của dự án (doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, công ty TNHH, tư nhân…)

• Mang lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án (các hệ thống công ty phân phối, chi nhánh, đại lý, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ…)

Những vấn đề cần xem xét với một địa điểm để xây dựng phục vụ cho dự án đầu tư là : Địa điểm xây dựng phải thuận lợi về giao thơng góp phần cho việc cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước…cho dự án đầu tư. Đặc biệt là địa điểm xây dựng phải thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Nếu khơng thuận lợi trong việc thị trường tiêu thụ thì có ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án hay khả năng trả nợ.

Thực hiện so sánh chi phí đầu tư ở địa điểm xây dựng này với chi phí đầu tư của dự án khác ở địa điểm tương tự để xem địa điểm lựa chọn có chi phí hợp lý. Địa điểm xây dựng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện dự án đầu tư.

Địa điểm đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư, căn cứ hình thành dự án và ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên hoặc giảm bớt nếu địa điểm xây dựng xa hoặc gần thị trường nguyên vật liệu, xa nơi tiêu thụ sản phẩm.

Cán bộ thẩm định xem xét vị trí của địa điểm trên thực địa, trên bản đồ quy hoạch, cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.

Cán bộ thẩm định liên hệ với cơ quan quản lý về đất đai, chủ quản tai địa phương đó xem vị trí tài sản có xảy ra tranh chấp, hay giá trị đền bù tài sản nếu có.

5.3.5. Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư

Những nội dung cần thực hiện khi tiến hành thẩm định về kỹ thuật dự án đầu tư là:

• Quy mơ sản xuất sản phẩm của dự án

Với quy mơ sản xuất sản phẩm của dự án cần tính tốn phù hợp với cơng suất thiết kế của dự án, sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay là sản phẩm đã có nhiều trên thị trường tiêu dùng, sản phẩm của dự án có chất lượng tốt hay trung bình. Yêu cầu kỹ thuật tạo ra sản phẩm cao hay thấp.

• Thẩm định máy móc, thiết bị, cơng nghệ sử dụng cho dự án

Cán bộ thẩm định cần xem xét: quy trình vận hành của cơng nghệ có phù hợp với trình độ của nguồn lao động Việt Nam. Giá cả và phương thức thanh tốn cơng nghệ, việc giao hàng và lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho dự án có hợp lý. Từ đó góp phần chuyển trong việc chuyển giao cơng nghệ với hiệu quả cao nhất.

• Thẩm định về quy mơ và giải pháp xây dựng địa điểm của dự án

Quy mô xây dựng, kiến trúc của dựa án phải phù hợp với quy mơ và cơ sở vật chất hiện có của dự án.Đối với từng hạng mục cơng trình khác nhau thì dự tốn khác nhau, hạng mục nào thực hiện trước, hạng mục nào thực hiện sau. Bố trí cơng việc sao cho tiết kiệm thời gian và chi phí.

• Thẩm định về lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước, …của dự án - Về lao động : Kế hoạch về sử dụng nguồn lao động hiện tại, đào tạo và

tuyển dụng nhân lực mới của doanh nghiệp.

- Về cơ sở hạ tầng: Cơng trình xây dựng theo quy hoạch của địa điểm xay dựng như: độ cao chuẩn của cơng trình, hệ thống thốt nước, giao thơng, các cơng trình phụ trợ khác phục vụ cho dự án...

- Về hệ thống điện nước : để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện, nguồn điện ổn định, hệ thống tải điện. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải: Nguồn nước doanh nghiệp sử dụng, hệ thống thoát nước thiết kế phải phù hợp qua hệ thống xử lý nước thải chuẩn trong công nghiệp và theo quy hoạch thoát nước của tỉnh và thành phố.

Thẩm định kỹ thuật là nội dung có tính chun mơn cao. Đối với những dự án có kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định sẽ gặp chút khó khăn.

5.3.6. Thẩm định các yếu tố đảm bảo đầu vào dự án

Cán bộ thẩm định dựa trên cơ sở tài liệu hồ sơ dự án xem xét các nội dung : báo cáo trữ lượng tài nguyên, giấp phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua

nguyên vật liệu của dự án,…Từ đó cán bộ thẩm định đưa ra kết luận đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của dự án :

• Dự án cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất sản phẩm hàng năm

• Nguồn cung ứng đầu vào có phong phú, đa dạng và có nhiều nguồn cung cấp. Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm và độ uy tín.

• với những ngun liệu nhập khẩu, cần quan tâm xem xét chính sách nhập khẩu nguyên liệu, giá mua hàng hóa nhập khẩu có biến động hay khơng, vấn đề tỷ giá.

5.3.7. Thẩm định về phương diện tài chính dự án đầu tư

Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định các chỉ tiều tài chính, thu thập thơng thơng tin về tài chính như : tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn, doanh thu, chi phí…tính tốn các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn…

Một phần của tài liệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đống Đa (Trang 40 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w