IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT
3. Thủ pháp và nhãn pháp (Phương pháp luyện tay và mắt)
Thủ pháp trong Thái cực quyền là cánh tay thả lỏng mềm mại, vận động theo đường trịn và phải có cả nhu và cương, khơng cứng nhắc chậm chạp, động tác đi theo đường xoáy ốc, tạo nên những đường vòng tròn, vòng cung to nhỏ khác nhau. Các động tác ngang – dọc, thuận – ngược, lên – xuống, co – duỗi đều phải đi theo đường vòng cung, làm cho các khớp xoay tròn như ý, các thớ thịt và từng sợi gân đều được vận động. Thuật ngữ “Trầm khiên thùy chẩu” chính là yêu cầu phải thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu. “Trầm khiên thùy chẩu” có thể hỗ trợ cho phần ngực được nở thoải mái, cột sống có lực, khí khơng bềnh lên, điều này cũng có lợi cho việc tăng cường sức mạnh khi duỗi tay – co tay. Thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu không thể tập được trong thời gian ngắn, mà khi khi luyện tập mỗi một động tác đều phải dùng ý thức để tập trung thả lỏng chúng, nhất là khi chuyển đổi tư thế phải dùng ý thức để thả lỏng và điều khiển khớp vai khớp khuỷu, chỉ có thả l ỏng khớp vai và khớp khuỷu trước, thì động tác của cánh tay mới linh hoạt, mềm mại và xốy trịn được.
Khi luyện tập phải dùng ý thức, chứ không dùng lực, khi vào thế, phải dùng tay để điểu khiển khuỷu, lấy khuỷu điều khiển vai; trước khi dừng thế thì lấy vai điều khiển khuỷu, láy khuỷu điều khiển tay, cánh tay trên chuyển động theo cổ tay, cổ tay chuyển động theo bàn tay. Lý luận về Thái cực quyền có nói: “Thượng hạ nhất điều tuyến, tồn thân lưỡng thủ chuyển” (trên dưới nằm trên một đường thẳng, tất cả đều chuyển động theo hai tay). Những người muốn tăng lượng vận động thì chi trên, chi dưới đều phải đưa được lực vào. Nguồn lực từ cột sống phần eo và được đưa tới tứ chi. Cần phải dùng ý thức đưa lực vào toàn bộ cánh tay, cịn điểm nhận lực thì thay đổi theo sự thay đổi động tác, “Trầm khiên thùy chẩu” thì nội lực được đưa đủ. Không được đưa lực tới hai vai, hai vai được thả lỏng thỏa đáng thì động tác của cánh tay mới linh hoạt, đồng thời cũng có lợi cho việc “Trầm khí”. Nội lực được thu về sống lưng, đưa xuống vùng eo, đó là từ trên xuống dưới, gọi là hợp. Nội lực từ vùng eo đưa lên sống lưng, dàn ra hai tay, dẫn tới các ngón tay, đó là từ từ đưa lên
trên, gọi là khai. Các bước luyện tập công phu được tiến hành như sau: trước tiên phải thả lỏng, rồi từ trạng thái thả lỏng nhập nhu (bắt đầu bằng động tác mềm mại uyển chuyển), tích nhu thành cương, từ cương trở lại nhu cứ như vậy cho tới khi không là nhu cũng không là cương, là nhu mà cũng là cương. Luyện phưong pháp đưa lực tới đó là đặt cơ sở vững chắc cho giai đoạn tích nhu thành cương, tăng cường thể chất, phát triển sức mạnh. Khi đ ã luyện tập lâu ngầy thì tay tự nhiên có cảm giác nặng nề, trong nặng nề có nhẹ nh àng linh hoạt ; trong nhẹ nhàng linh hoạt có nặng nề; nhẹ nhàng mà không nhẹ bỗng phiêu diêu, nặng nề mà không chậm chạp cứng nhắc, cánh tay thuần thục thì nội lực giống như thủy ngân vừa nặng chắc lại vừa linh hoạt, có thể tùy ý di chuyển nhẹ nhàng tới bất kỳ điểm nào. Đó chính là u cầu: “Khi vận động thì khơng ngách nào khơng tới”, “Lực như thả lỏng mà không phải thả lỏng”, “Như cương mà không phải cương”, “Như nhu mà không ph ải nhu”, “Bên ngồi mềm như bơng, trong rắn như thép” của Thái cực quyền.
Khớp cổ tay phải quay trịn, ngón tay phải được thả lỏng mềm mại, trước khi đánh tay, gốc bàn tay hơi có lực, ngón tay hơi co mà khơng cứng nếu ngón tay co q thì khó đưa ý thức tới đầu ngón tay, bụng ngón tay hơi có lực, nếu tập đã lâu sẽ có cảm giác ngón tay ph ình ra, bụng ngón tay cũng đầy đặn, đó chính là dấu hiệu khí huyết vượng đã được đưa tới đầu ngón tay. Lý luận Thái cực quyền đã nói: “Lực đưa tới bốn đầu”: đó là đầu hai bàn tay và đầu hai bàn chân. Phương pháp luyện tậpđưa lực tới bốn đầu này khiến cho lực toàn thân được tập trung ra đầu ngón tay và đầu ngón chân, phù hợp với yêu cầu “Khi vận lực thì khơng ngóc ngách nào khơng tới. Khí huyết được chạy tới toàn thân”. Ngày nay chúng ta luy ện tập Thái cực quyền với mục đích chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, tằng cường thể chất, về phương pháp luyện tậpvẫn áp dụng phương pháp luyện tập của các nhà vũ thuật, tất nhiên chúng ta khơng tìm kiếm những tác dụng mang tính vũ thuật của nó, mà là vì giá trị tăng cường thể chất của nó.
Khớp cổ tay cũng phải linh hoạt và được thả chìm xuống, song khơng được quá lỏng lẻo và quá cứng rắn, chỗ nào cũng cần phải “Như thả lỏng mà không phải thả lỏng”, thuật ngữ gọi là “Tọa uyển”. Tay và cổ tay phải nhẹ nhàng linh hoạt, thả chìm và vận động theo đường tròn, như vậy mới phù hợp với những phương pháp luyện tập “Tất cả vận động thao hai tay”.
Đối với toàn thân yêu cầu “Thượng hạ nhất điều tuyến”; đối với hai tay yêu cầu “Tất cả vận động theo hai tay” mà khơng thốt ly đường trung tuyến. Trên dưới nằm trên một đường thẳng, đó là đường thẳng từ đỉnh đầu đến xương cùng, còn đường trung tuyến là lấy mũi và rốn làm giới hạn. Khi hai tay vận động, tay trái chịu trách nhiệm về nửa thân bên trái, tay phải chịu trách nhiệm về nửa thân bên phải cịn giữa thì lấy mũi và rốn làm trung tuyến. Trong quá trình tay trái vận động sang phải, tay phải vận động sang trái đều phải có một khoảng thời gian ngắn trên thì đối với chóp mũi, dưới thì đối với mũi bàn chân, khiến động tác trong khi quay trịn vẫn khơng thốt ly trung tuyến, điều này rất có quan hệ tới việc đảm bảo y êu cầu của thân pháp là thân thẳng, không tản mạn, không nghiêng ngả.
Nhãn pháp yêu cầu mắt phải nhìn ngang ra xa theo động tác của tay chính. Khi động tác biến đổi, trước tiên phải dùng ý thức để điều khiển nội tạng về hướng đã định, nhãn thần phải được đánh về phía định trước, sau đó thân pháp, thủ pháp, bộ pháp mới thực hiện theo như vậy gọi là: “Nhất chuyển nhãn tắc chu toàn thân động” (mắt thay đổi là toàn thân vận động theo). Đây là phương pháp luyện tập nội tạng, sau đó mới vận động ngoại hình”. Nếu khi tập hiểu được cặn kẽ như vậy thì dần dần có thể thực hiện mọi y êu cầu về Ý, Nhãn, Thân, Thủ, Bộ. Nói “động” thì tất cả đều “động”, hơ tĩnh thì tất cả đều tĩnh, “Hình thần hợp nhất” (ngoại hình và cái thần bên trong hịa hợp).
Khi xem luyện thái cực quyền, làm thế nào có thể biết họ đã luyện nhãn thần hay chưa ? Trước tiên phải dựa vào nhãn pháp mà đốn. Tục ngữ nói: “Thần tụ ở mắt”, “Mắt là cửa sổ tâm hồn”, có một số người khi luyện thái cực quyền khơng khơng tập trung ánh mắt, hết nhìn tay trái lại nhìn tay phải, mà khơng đưa ánh mắt theo hướng chuyển động của động tá c, như vâỵ sẽ khơng giúp ích gì cho việc luyện tính linh hoạt và mở rộng tầm nhìn của thị lực.
Nhãn thần không linh hoạt, khi dừng thế ánh mắt khơng nhìn thẳng mà tùy tiện thì lực khơng vận được đầy đủ, thần không tập trung được, như vậy ta dễ dàng nhận thấy người đó khơng có thần khí. Khi tập quyền, ánh mắt phải nhìn ra xa theo hướng di chuyển của động tác, như vậy phải vừa rèn luyện thần kinh nhãn cầu, vừa hỗ trợ cho việc khôi phục và tăng cường thị lực. Luyện tập trong mơi trường có nhiều cây xanh và hoa vừa hít thở khơng khí trong lành, khiến cơ thể có thể thích ứng với sự thay đổi thời tiết, vừa có lợi cho việc khơi phục và tăng cường thị lực . Mỗi ngày dành một thời gian nhất định để luyện tập, điều này tốt cho việc khôi phục thần kinh đại n ão của người bệnh. Những người hàng ngày ra công viên luyện tập thường thu được hiệu quả hơn nhưng người tập trong phòng. Đương nhiên nếu tập trong điều kiện thời tiết khơng tốt như mưa to gió lớn sương mù thì lợi ít mà hại nhiều. Những người đã luyện tập cơng phu thì “Ánh mắt như điện”, “Ánh mắt như phóng ra xung quanh”, “Uy th ế mà khơng dữ tợn”, điều này có tác dụng cả về mặt vũ thuật, ví dụ có thể nhìn thấu được động hướng của đối phương, dùng ánh mắt của mình de dọa khuất phục đối phương; cịn về mặt hình tượng nghệ thuật thì ánh mắt linh hoạt khiến ta giàu sức sống.
Ánh mắt phải nhìn theo đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa, đưa ý thức tới đầu ngón tay, bụng ngón tay có lực, khi ngón trỏ, hoặc ngón giữa có lực thì các ngón tay khác cũng nhận được lực; khi đầu ngón tay nhận được lực thì đầu ngón chân cũng có lực. Nh ãn thần phải chú ý trên và dưới, phải thể hiện được thần khí phóng túng, nghiêm trang, trầm tĩnh. Lực chỉ có thể đưa tới chín phần, song thần khí phải đưa tới được 10 phần. Khi lực hầu như đã được đưa tới đủ thì động tác tiếp theo bắt đầu. Trạng thái”Như dừng mà không phải dừng, dừng mà khơng phải dừng” khi hồn thành mỗi thế là điều kiện tất yếu “Các thế gối nhau” của thái cực quyền. Lực dứt khốt mà ý thức khơng đứt đoạn có nghĩa là về mặt hình thức, động tác hầu như dừng lại khi hồn thành, song ý thức vẫn phải tiếp tục được đưa vào, nội lực vẫn tiếp tục vận động.
Đối với người thần kinh quá yếu, khi bắt ánh mắt phải nhìn ra xa theo hướng vận động của tay mà sẽ cảm thấy chóng mặt thì có thể luyện tập theo phương pháp nửa nhắm nửa mở của kiểu “Buông r èm nhắm mắt” khi tĩnh tọa. Phương pháp luyện tập phải phù hợp với điều kiện thể lực, như vậy sẽ khơng xảy ra vấn đề gì đáng tiếc.