Động tác hình cung kiểu xốy ốc với sự vận động của khí lực bên trong

Một phần của tài liệu Giáo trình Thái Cực Quyền (Trang 45 - 48)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

5. Động tác hình cung kiểu xốy ốc với sự vận động của khí lực bên trong

Động tác hình cung trong Thái cực quyềnlà biểu hiện bên ngồi của sự vận động cuộn trịn của khí lực bên trong. Mọi động tác tiến lên lùi lại, co vào duỗi ra đều được thực hiện nhờ sự vận động cuộn trịn của khí lực bên trong, đó chính là cốt lõi tinh hoa của thái cực quyền. Đặc điểm chủ yếu của sự vận động khí lực là nguồn lực nằm ở cột sống phần eo, nhờ sự vặn eo chuyển động cột sống, lực sẽ thể hiện như sau: vặn cổ tay làm xoay chuyển cánh tay và thể hiện ra ngón tay, cịn ở chi dưới là xoay mắt cá chân làm chuyển động chân và được biểu hiện ra ở ngón chân. sự cuộn trịn liên tiếp theo đường xốy ốc tạo thành một loạt sự vận động xốy ốc khơng gian phức tạp d ài vô tận. tay xoay trịn ra ngồi (lịng bàn tay từ phía trong lật ra ngồi) gọi là xoay thuận (tiến lên kiểu xoáy ốc) tay xoay vào trong gọi là xoay ngược (lùi lại kiểu xoáy ốc). Xoay thuận, xoay ngược luôn luôn không được để mất…. Xoay thuận là “động” là “phân” là lực ly tâm. Lực đan điền được đưa tới đầu hai bàn tay và hai bàn chân, vai điều khiển khuỷu, khuỷu điều khiển tay, hông điều khiển gối, gối điều khiển chân, hít vào, phát lực.

Xoay ngược là tĩnh là hợp là lực hướng tâm, lực ở đầu hai bàn tay và hai bàn chân trở về vùng đan điền, vai dẫn khuỷu, khuỷu dẫn tay, hơng dẫn gối ,gối dẫn chân, hít vào, tích lực.

Trước đây một số chuyên gia về Thái cực quyền hình dung phương pháp này là “Lực cuộn tơ”, “Lực rút tơ”. Vì động tác của Thái cực quyềnlà động tác hình vịng cung theo đường xoáy ốc, lực cũng vận theo đường xốy ốc, nên chúng ta cũng có thể gọi là “Lực xốy ốc”. phương pháp luyện tập này khiến cơ bắp và gân cốt, cơ quan nội tạng của toàn thân ra ngoài đều được vận động. Phương pháp này yêu cầu “Khúc trung cầu thực” (tìm cái thẳng trong cái cong), chỗ nào cũng là cong mà chỗ nào cũng là thẳng, cong và thẳng hòa quyện thống nhất với nhau. Sự vận động hình trịn của Thái cực quyềncó thể ví như sự vận động của trái đất, sự quay tròn của lực bên trong lúc quay trịn ví như giống như sự tiến thối của quay quanh kiểu xốy trơn ốc tựa như quả đất quay khơng ngừng. Đó là phần âm dương và âm dương đỡ nhau. Nếu vận động trịn khơng được ở giữa quán xuyến thì như là mặt trăng quay quanh quả đất, chỉ quay mà không tự quay – sự vận động tròn này vẫn là chạy đường thẳng. Sự xoay tròn “ Khai, Hợp, Hư, Thực” của mỗi động tác đểu được tạo nên từ một đường tròn. Cái được gọi là “ Diệu thủ nhất trước nhất thái cực” có nghĩa là một khi có động tác thì đánh một vịng trịn. Trong cái vịng trịn này ph ải có hai lực âm và dương, phải có nhu- có cương, có hư – có thực, nhu cương, hư thực hịa quyện vào nhau, như vậy mới gọi là “diệu thủ” trong Thái cực quyềnnếu chỉ nghiêng về nhu hoặc về cương thì khơng thể gọi là diệu thủ được bởi vì họ chỉ nghiêng về một mặt, khơng có tác dụng “ âm dương tương phản tương thành”, hỗ trợ nhau cùng tồn tại. Sự vận động vịng trong này có cái đi hết cả vịng trịn, có cái nửa vịng trịn, có cái vịng ngược, có cái vịng thuận, có cái vịng thuận, có cái vịng thẳng, có cái vịng ngang, và chúng đan chéo vào nhau trong cả bài quyền. những động tác tiến lên lùi lại, nâng lên hạ xuống, quay trái quay phải đều phải vẽ lên được những hình cong hoặc vịng tròn . Sự vận động của tay chân, nhất nhất phải đi theo v òng tròn, khơng đưa đi thẳng về thẳng, cịn vịng trịn thì có cái thẳng cái nghiêng cái thuận, cái đảo tùy theo từng tư thế.

Nội dung của sự vận động trịn này có đường thẳng, đường ngang, đường nghiêng, đường cung… nó có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên lý của lực học và toán học. Sự vận động của nội lực là đi theo đường xoáy ốc từ cốt sống phần eo ra tới đầu ngón tay, ngón chân, có mối liên hệ mật thiết với thuyết kinh lạc trong đông y. Khi mới tập nên thực hiện những vòng tròn lớn, từng bước thu nhỏ những vịng trịn đó lại, đó là phương pháp luyện “Trước tiên cần sự mở mang phát triển, sau đó mới cần sự kết hợp”. Động tác thực hiên theo vòng tròn là tiền đề tất yếu để thực hiện sự liên kết thoải mái. Sau khi đã thành thục và dần đạt tới tới trình độ: đã vận động thì tất cả cả đều vận động, đã trịn thì tất cả đều trịn. Trong ngồi trên- dưới phải trái tự nhiên vận động một cách đồng thời và nhịp nhàng hài hịa. Chính vì vậy các nhà Thái cực quyềncho rằng khi luyện thái cực quyền thì “Tồn thân đều là vịng trịn”, “Tồn thân chỗ nào cũng là thái cực”, “Tinh luyện dĩ cực, cực tiểu diệu khuy ên” đó là kết quả của kỹ thuật cao nhất, trong đó từ vịng tròn lớn luyện thành vòng tròn nhỏ, từ vòng trịn nhỏ luyện thành khơng vịng trịn, từ có hình luyện thành khơng có hình. Từ những vịng trịn cực nhỏ luyện thành những vòng tròn chỉ tồn tại

về ý nghĩa chứ khơng tồn tại ngồi hình thức, khơng nhìn thấy ở biểu hiện bên ngồi, trình độ này chỉ khi nào luyện tập thật công phu mới đạt được. Dù là vòng tròn to, vòng tròn nh ỏ, hay khơng vịng trịn (vịng trịn chỉ tồn tại trên ý nghĩa, khơng thể hiện ra bên ngồi gọi là khơng vịng trịn) cũng đều phải lấy nội lực làm chủ đạo. Qua quá trình luyện tập lâu dài nội lực này dần dần được luyện thành một loại nội lực cực kỳ vững chắc mà lại cực kỳ hư linh như “ thả lỏng mà không phải thả lỏng”, “không phải cương mà cũng không nhu”, là cương mà cũng là nhu”, “như cương mà không phải cương”, “như nhu mà khơng phải nhu”, “cương nhu hịa quyện”. Luyện tập càng cơng phu thì chất lượng của nội lực ngày càng cao.

Nội lực phát nguồn từ bụng (đan điền). Nếu tích lực vùng đan điền là 10 phần thì ý thức đưa 6 phần lên hai vai, rồi dẫn xuống cánh tay, khuỷu tay cổ tay, bàn tay, và ra tới các đầu ngón tay, trước tiên ngón út rồi lần lượt ngón áp út, ngón trỏ và ngón cái. Bốn phần cịn lại đưa xuống hai chi dưới qua hông rồi phân xuống hai đùi, xuống đầu gối, chân, ra tới đầu hai bàn chân trước tiên ra ngón út rồi lần lượt tới ngón cái. Như vậy lực đưa tới dầu hai bàn tay, hai bàn chân theo phương thức cuộn tròn và theo sự vận động của động tác, đó là sự xoay thuận từ trong ra ngồi, gọi là lực xốy ốc tiến. Đây chính là q trình “hơ” (hít vào) “thân” (dãn ra) “tiến”,“phóng” (thả ra), “khai” (mở ra), phát lực. Khi nội lực và thần khí đã được đưa đủ, tư thế như dừng mà không phải dừng, những cái đã được mở ra trong quá trình trước chuyển sang tụ lại, nững cái đã được dẫn đi nay chuyển sang thu về, khí hít vào nay được chuyển sang dần dần thở ra, lúc nay nội lực đ ã được đưa ra đầu hai bàn tay và bàn chân theo đường cũ cuộn trở về bụng(đan điền). . Đó là sự xoay người từ ngồi vào trong, gọi là xốy ốc lùi, đây chính là q trình “hấp” (thở ra), “khuất” (co lại), “thối”, “thu lại”, “hợp”, tích lực, sở dĩ khi tập Thái cực quyềncần phải từ từ không nên quá nhanh và cần phải tuân thủ phương pháp luyện tập “đã vận lực thì khơng ngách nào là không tới”. Nếu bắt đầu mà đã tập nhanh ngay thì khơng thể thực hiện được yêu cầu này. Chỉ khi nào tập tới một trình độ nhất định mới bắt đầu từ chậm chuyển sang nhanh, rồi lại từ nhanh về chậm, cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nhanh chậm đều thành thục thì lúc đó mọi động tác sẽ cực “hư” và cũng cực “linh”, cực nhẹ mà cực nặng, nhanh chậm tùy ý. Chất lượng của nội lực là vô cùng không giới hạn, nội lực càng nhiều thì động tác càng linh hoạt, tăng cường được hiệu quả “lúc ẩn lúc hiện” khiến đối phương khơng đối phó nổi do vậy mà mất thăng bằng và bị động.

Sự nặng nhẹ, cương nhu, nhanh chậm, hư thực của nội lực khi vận động nên là lúc có lúc khơng, lúc ẩn, lúc hiện, điều này người tập phải hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt. phương pháp luyện tập mỗi thế, ta không những để tâm suy nghĩ nghiên cứu mà còn phải quan sát tìm hiểu, nhờ những người có kinh nghiệm dạy bảo và làm mẫu thì mới tiến bộ nhanh và tránh được khuyết tật trong quá trình luyện tập.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thái Cực Quyền (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w